Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Châu Âu, sở hữu nhiều di sản, nền văn hóa đa dạng, các giá trị con người, cuộc sống về đêm sôi động, phomai, hoa Tulip, các quán cà phê nổi tiếng và những điểm tham quan đầy hấp dẫn. Đến Hà Lan, bạn sẽ không thiếu những điều thú vị để khám phá.
Khi lên kế hoạch du lịch Hà Lan, ngoài việc lên lịch trình chi tiết cho chuyến đi thì bạn cũng cần tìm hiểu cách thức liên lạc tại đây để chủ động nhất trong suốt kỳ nghỉ.

 

Dưới đây, Gigago chia sẻ các thông tin cơ bản về truy cập Internet tại Hà Lan để bạn không bị gián đoạn kết nối và đồng thời hướng dẫn bạn lựa chọn sim du lịch Hà Lan hay esim phù hợp với nhu cầu bản thân và túi tiền của mình nhất. 

 

Hãy cùng theo dõi trên Gigago.

 

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng Internet ở Hà Lan, bạn cần biết cách sử dụng điện thoại di động ở Hà Lan.

 

Có thể bạn muốn biết:

 

  • Tốc độ Internet ở Hà Lan nằm trong top cao nhất thế giới, trung bình là 80 Mbps.
  • Khách du lịch không cần phải đăng ký thông tin cá nhân khi mua sim trả trước của Hà Lan.
  • Wifi miễn phí rất phổ biến và có ở khắp mọi nơi tại Hà Lan.
  • Hà Lan sử dụng đồng Euro. Trong đó 1 EUR ~ 1.15 USD
Top sim du lịch Hà Lan - esim Hà Lan

 

Table of Contents

I. Sử dụng điện thoại di động ở Hà Lan, khách du lịch cần lưu ý gì?

 

1. Kiểm tra điện thoại của bạn có hoạt động được ở Hà Lan không?

 

Điện thoại di động của bạn muốn hoạt động được ở Hà Lan phải đáp ứng 2 yếu tố sau:

 

  • Điện thoại hỗ trợ công nghệ GSM, và
  • Điện thoại được mở khóa mạng (unlocked)

Giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, Hà Lan sử dụng công nghệ GSM cho hệ thống viễn thông di động. Đây là công nghệ được phát minh và sử dụng đầu tiên tại các nước Châu Âu và sau đó đã phát triển ra các quốc gia khác.

 

Công nghệ GSM tương thích với hầu hết các dòng điện thoại được bán tại các thị trường:

 

  • Anh (the UK), 
  • Phần lớn Châu Á, 
  • Úc
  • Mỹ
  • Canada,
  • Nam Mỹ

Nhưng không tương thích với các dòng điện thoại đời cũ được bán tại:

 

  • Nhật Bản, hoặc
  • Khu vực Bắc Mỹ (một số dòng)
  • Một số nước Châu Phi

Điều này này có nghĩa du khách đến từ các quốc gia thuộc khu vực trên có thể không sử dụng điện thoại của họ được ở Hà Lan.

 

Hiểu một cách cụ thể hơn thì để điện thoại hoạt động được tại Hà Lan nghĩa là điện thoại của bạn phải sử dụng công nghệ và dải tần tương thích với ở Hà Lan. 

 

Dưới đây là bảng thông số về tần số mạng ở Hà Lan bạn có thể tham khảo:

 

Công nghệ Thông số
Bằng tần 5G 700 MHz (n28), 1800 MHz (n3) & 2100 MHz (n1) – all not for prepaid (yet)
Băng tần 4G 800 MHz (Band 20), 900 MHz (Band 8), 1500 MHz (Band 32), 1800 MHz (Band 3), 2100 MHz (Band 1) & 2600 MHz (Band 7 & Band 38)
Băng tần 3G 900 MHz & 2100 MHz (not for KPN & Vodafone)
Băng tần 2G 900 MHz & 1800 MHz (not for T-Mobile)

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra xem điện thoại của mình có mở khóa mạng không. Nếu điện thoại bị khóa mạng (locked), tức là bạn không thể bắt sóng của nhà mạng khác, do đó khi sang Hà Lan bạn sẽ không kết nối được với nhà mạng tại đây. 

 

Thông thường, điện thoại mua trực tiếp tại nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động sẽ bị khóa mạng với chính nhà mạng đó trong một khoảng thời gian nhất định (tùy nhà cung cấp). Nếu điện thoại bị khóa mạng, bạn có thể liên hệ với nơi bán điện thoại và yêu cầu mở khóa hoặc có thể đến một cửa hàng điện thoại có hỗ trợ dịch vụ này. 

 

Lưu ý: một khi đã mở khóa mạng thì khả năng là điện thoại của bạn sẽ bị hạn chế một số tính năng nhất định (không đáng kể).

 

Một mẹo để kiểm tra liệu điện thoại có bị khóa mạng không, bạn có thể tháo thẻ SIM hiện tại ra và thay bằng một thẻ SIM của nhà mạng khác vào. Nếu điện thoại vẫn nhận tín hiệu nghĩa là nó không bị khóa mạng và bạn có thể yên tâm mang sang Hà Lan sử dụng.

 

Lời khuyên:

 

  • Trước khi khởi hành, bạn nên check với nhà cung cấp điện thoại địa phương để chủ động nhất trong chuyến đi. 
  • Nếu điện thoại không hoạt động được ở Hà Lan, bạn có thể mua hoặc thuê một chiếc điện thoại GSM mới ở đây hoặc mang một chiếc ở Việt Nam đi. Lưu ý là nhớ chọn mua bản quốc tế nhé.

2. Mạng di động và Internet tại Hà Lan

 

QUAN TRỌNG: 

 

  • Hà Lan thuộc khối EU. Điều thú vị ở Hà Lan và các nước trong khối EU khác là bạn có thể sử dụng sim của quốc gia này ở quốc gia khác trong khối mà không mất phí chuyển vùng quốc tế (data roaming) nhờ có hiệp định được chính quyền của EU thông qua vào tháng 6 năm 2017. Có khoảng 30 quốc gia trong khối được hưởng chính sách ưu đãi này. 
  • Tuy nhiên, có một vài nhà mạng ở một số quốc gia EU vẫn áp dụng Chính sách roaming công bằng (FUP) để duy trì tính công bằng khi người dùng chuyển vùng quốc tế. . 
  • Tại một số quốc gia nơi mà giá cước dữ liệu di động (mobile data) vô cùng thấp (như ở Nordics hay Baltics) thì các nhà mạng vẫn tính phí roaming tại EU/EEA.

Điều này có nghĩa là nếu bạn mua sim ở Amsterdam, và dự định đi du lịch một vài nước Châu Âu khác, như Pháp, Hà Lan, thì bạn có thể nghe gọi, nhắn tin, dùng data mà không mất phí chuyển vùng quốc tế.

 

Xét về chất lượng Internet, Hà Lan nằm trong top các quốc gia có mạng di động phát triển mạnh trên thế giới. Gần như mọi ngóc ngách ở đây đều phủ sóng 4G+. 

 

Theo xếp hạng của Wikipedia, Hà Lan nằm ở vị trí thứ 3, chỉ sau Canada và Hàn Quốc về tốc độ mạng internet. 

 

Tốc độ download trung bình ở Hà Lan là 54.8 Mbit/s, gấp đôi so với Đức, quốc gia xếp vị trí thứ 23 với chỉ 28.7 Mbit/s. 

 

Độ phủ sóng mạng 4G/5G của nhà mạng KPN Hà Lan (Nguồn: Opensignal)

 

Độ phủ sóng mạng 4G/5G của nhà mạng KPN Hà Lan (Nguồn: Opensignal)
Độ phủ sóng mạng 4G/5G của nhà mạng T-Mobile Hà Lan (Nguồn: Opensignal)

 

Độ phủ sóng mạng 4G/5G của nhà mạng T-Mobile Hà Lan (Nguồn: Opensignal)
Độ phủ sóng mạng 4G/5G của nhà mạng Vodafone Hà Lan (Nguồn: Opensignal)

 

Độ phủ sóng mạng 4G/5G của nhà mạng Vodafone Hà Lan (Nguồn: Opensignal)

Ở Hà Lan đã có mạng 5G chưa?

 

Sóng 5G NR đã xuất hiện ở Hà Lan từ tháng 6/2020, được cung cấp bởi các nhà mạng T-Mobile, KPB và Vodafone. Tuy nhiên, các khách hàng trả trước và tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà mạng ảo (dùng chung hạ tầng viễn thông với 3 nhà mạng lớn trên) vẫn chưa được sử dụng 5G. 

 

Ở Hà Lan có kiểm duyệt Internet không?

 

Xét về mức độ kiểm duyệt thông tin khi duyệt web, tin tốt là Chính phủ Hà Lan không áp dụng bất cứ biện pháp kiểm duyệt nào, tuy nhiên bạn nên hạn chế truy cập các trang web liên quan đến các nội dung tục tĩu, khiêu dâm trẻ em, hay chứa một số thông tin nhạy cảm khác. 

 

Để tránh trường hợp bị gián đoạn kết nối trong quá trình sử dụng Internet ở Hà Lan, bạn nên sử dụng VPN (Virtual private network – mạng riêng ảo). Yên tâm là sử dụng VPN hoàn toàn hợp pháp ở Hà Lan.

 

Ngoài ra. bạn nhớ là hãy cài đặt VPN trước khi khởi hành đến Hà Lan nhé.

 

Lời khuyên:

 

  • Nếu bạn du lịch nước ngoài, cụ thể là Hà Lan, thì sử dụng VPN là cách tốt nhất đảm bảo bạn có thể tiếp cận, truy cập được những thông tin hoàn toàn giống như khi bạn đang sử dụng ở quê nhà. Ví dụ, một số bộ phim trên Netflix hay show trên Amazon Prime có thể không xem được ở nước ngoài nhưng nếu bạn sử dụng VPN thì bạn sẽ không bị bỏ lỡ tập phim nào kể cả khi đang du lịch nước ngoài.
  • Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cho phép sử dụng VPN, chỉ trừ ở Triều Tiên, Iraq, và UAE thì sử dụng VPN được coi là không hợp pháp. Nga và Trung Quốc có cho phép sử dụng VPN nhưng phải dưới sự kiểm soát, xét duyệt của Chính phủ.

3. Du khách đến Hà Lan có thể truy cập Internet bằng những cách nào?

 

Trong thực tế để truy cập Internet tại Hà Lan, du khách có nhiều cách như: 

 

  • sử dụng SIM du lịch Hà Lan trả trước (SIM vật lý), 
  • sử dụng eSIM du lịch Hà Lan, 
  • dùng WiFi công cộng miễn phí
  • sử dụng cục phát WiFi,
  • sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế của mạng di động

Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng, một số cách sẽ vượt trội hơn các cách còn lại trên phương diện nào đó. 

 

Giờ hãy cùng nhau lần lượt phân tích từng cách nhé!

 

II. eSIM Hà Lan – đặc điểm, giá, gói cước

 

Bạn nên biết:

 

Tính đến 11/2022, vẫn chưa có nhà mạng nào ở Hà Lan cung cấp eSIM trả trước cho khách hàng. 

 

Đến nay, đây là cách kết nối Internet mới nhất và cũng ưu việt nhất mà du khách tới Hà Lan có thể sử dụng. 

 

1. eSIM du lịch Hà Lan là gì?

 

eSIM hay còn viết là e-SIM là bản kỹ thuật số của sim vật lý truyền thống. Nó có chức năng giống như sim vật lý, nhưng được gắn sẵn trong bo mạch của thiết bị di động thay vì có thể tháo lắp từ khay sim rời trong điện thoại. 

 

Các thiết bị di động có thể sử dụng esim có thể là điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, đồng hồ thông minh,… có trang bị chức năng esim. Con chip trong các thiết bị này sẽ nhận các thông tin về gói cước thông qua việc người dùng quét mã QR code hoặc nhập thông tin mã code thủ công.

 

Bạn không cần tháo lắp thẻ SIM như với SIM truyền thống, việc thay đổi thông tin gói cước, nhà mạng đều được thực hiện qua scan QR code. 

 

Điều kiện sử dụng eSIM: eSIM chỉ hoạt động được trên các thiết bị có chức năng hỗ trợ eSIM (chủ yếu là các dòng thiết bị thế hệ mới) và được mở khóa nhà mạng (unlocked). Các dòng điện thoại mới hiện nay hầu hết đều hỗ trợ eSIM và bạn có thể vừa duy trì sử dụng SIM vật lý vừa eSIM cùng lúc (trừ iPhone 14 sản xuất cho thị trường Mỹ vì không có khe SIM vật lý). 

 

Vào đây để kiểm tra xem điện thoại của bạn có hỗ trợ eSIM không.

 

2. Lợi ích khi sử dụng eSIM du lịch Hà Lan

 

Sử dụng eSIM du lịch Hà Lan đem lại nhiều lợi ích như:

 

  • Kết nối ổn định. Bạn có thể sử dụng Internet tốc độ 4G LTE tại bất cứ nơi đâu tại Hà Lan.
  • Mua nhanh và đơn giản: tất cả các bước mua và cài đặt có thể thực hiện online, chỉ với vài cú click chuột.. 
  • Nhận SIM tức thời, sau vài phút thanh toán: nhận mã QR cài đặt eSIM qua email hoặc app, không cần chờ đợi.
  • Cho phép dùng nhiều gói cước (data plan) trên một điện thoại, nhưng chỉ được phép kích hoạt 1 gói cước vào một thời điểm cụ thể. Số lượng eSIM có thể cài đặt phụ thuộc vào bộ nhớ của thiết bị.
  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Chủ động trong lịch trình, giá cước rẻ, không mất phí chuyển vùng quốc tế.
  • Không phải tháo lắp. Không cần tháo lắp sim nên giảm thiểu rủi ro mất, thất lạc SIM. 
  • Dễ dàng nạp data. Có thể nạp thêm data thông qua app hoặc email.
  • Chi phí hợp lý. Rẻ hơn dịch vụ chuyển vùng quốc tế (roaming) rất nhiều
  • Bảo mật cao. Do eSIM gắn liền với bo mạch máy nên không có nguy cơ mất, thất lạc.
  • Gói cước thường đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau 

3. Giá eSIM du lịch Hà Lan bao nhiêu? 

 

Thông thường, giá eSIM du lịch Hà Lan sẽ phụ thuộc vào gói cước bạn chọn, dung lượng data, và thời hạn sử dụng. Ví dụ, gói cước eSIM Hà Lan cho khách du lịch với 1GB sử dụng trong 7 ngày có giá khoảng 5 USD – 11 USD, trong khi gói cước 10GB sử dụng trong 30 ngày có giá từ 27 USD – 33 USD.

 

Có thể thấy giá esim rẻ hơn rất nhiều so với cước roaming hiện tại.

 

4. Cách sử dụng eSIM du lịch Hà Lan

 

Để cài đặt và sử dụng eSIM du lịch Hà Lan, bạn chỉ cần:

 

  • B1: Tải về mã QR code đã được nhà cung cấp eSIM gửi qua email hoặc app
  • B2: Scan mã đó sử dụng camera điện thoại 
  • B3: Khi đến Hà Lan, eSIM sẽ tự động kết nối với nhà mạng được hỗ trợ và bạn có thể lướt web thoải mái

5. Mua eSIM Hà Lan ở đâu?

 

Hiện tại rất dễ để mua eSIM du lịch Hà Lan. Chỉ cần lên mạng và gõ eSIM Hà Lan hoặc eSIM Netherlands là bạn sẽ thấy hàng loạt các kết quả tìm kiếm. Việc chọn eSIM nào cho chuyến đi Hà Lan của bạn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, thời lượng chuyến đi, và kế hoạch chi tiêu. 

 

Để dễ dàng ra quyết định chọn eSIM nào cho chuyến đi Hà Lan, hãy cùng xem danh sách đơn vị cung cấp eSIM dưới đây.

 

Nhắc đến đơn vị cung cấp eSIM hiện tại ở Hà Lan, du khách có thể lựa chọn 1 trong 2 nhóm:

 

  • Các nhà mạng di động nội địa của Hà Lan có cung cấp eSIM cho khách du lịch (có cả online và cửa hàng) như Vodafone,… 
  • Các đại lý, trang web bán eSIM quốc tế như Gigago, Airalo, Holafly (chủ yếu bán online). Với các đại lý bán eSIM online: lưu ý rằng các đơn vị này chỉ cung cấp eSIM quốc tế cho du khách đến Hà Lan với mục đích du lịch hoặc công tác. 

6. Đánh giá ưu/nhược điểm của eSIM du lịch Hà Lan

 

  • Ưu điểm: không yêu cầu thông tin cá nhân, mua nhanh chóng, 100% online, nhận SIM vài phút ngay sau khi thanh toán, cài đặt và kích hoạt dễ dàng, bảo mật cao, giá hợp lý, nạp data đơn giản,… Ngoài ra, sử dụng eSIM sẽ biến điện thoại của bạn thành 2 SIM.
  • Nhược điểm: eSIM chỉ tương thích với các dòng điện thoại/thiết bị đời mới và cao cấp. Hầu hết các gói eSIM du lịch Hà Lan không có số điện thoại nên không thể thực hiện cuộc gọi thoại, nhắn tin thông thường mà chỉ thực hiện qua các app. eSIM chỉ có thể cài đặt 1 lần, xóa là mất kể cả chưa hết hạn sử dụng. 
  • Phù hợp với: du khách cần truy cập Internet ngay khi đáp xuống sân bay tại Hà Lan, người thường xuyên truy cập Internet, người có iPhone 14 bản Mỹ (iPhone 14 phiên bản Mỹ không có khay SIM vật lý mà chỉ có eSIM).

III. SIM Du lịch Hà Lan – Đặc điểm, giá, gói cước

 

1. SIM du lịch Hà Lan là gì?

 

SIM du lịch Hà Lan (hay của bất kỳ quốc gia, khu vực nào) là một loại SIM trả trước được kết nối với nhà mạng của Hà Lan, cho phép người dùng nghe, gọi và sử dụng kết nối dữ liệu 3G, 4G và thậm chí là 5G trong suốt chuyến đi đến Hà Lan. 

 

Các tính năng nghe gọi và sử dụng dữ liệu sẽ khác nhau tùy loại SIM và nhà cung cấp. Về thời gian sử dụng, mỗi SIM du lịch có thời hạn khác nhau.

 

Khi mua SIM du lịch Hà Lan, khách hàng lựa chọn gói cước SIM phù hợp với nhu cầu bản thân và lịch trình chuyến đi.

 

Nếu mua SIM du lịch Hà Lan tại Việt Nam, khách hàng không cần phải đăng ký thông tin cá nhân và không cần nạp tiền vì người bán đã đăng ký và kích hoạt sẵn rồi. Đến Hà Lan, bạn chỉ cần lắp SIM vào máy và mở máy tại Hà Lan là có thể kích hoạt ngay các dịch vụ gói cước của SIM.

 

Phân loại SIM du lịch:

 

Xét về gói cước, SIM du lịch Hà Lan có thể chia thành 2 loại phổ biến, gồm:

 

  • SIM trọn gói nghe, gọi, nhắn tin và Internet
  • SIM chỉ có Internet (data), không có số điện thoại đi kèm: chỉ dùng truy cập Internet và chỉ có thể nghe / gọi qua các app

Xét về phạm vi sử dụng, SIM du lịch Hà Lan có thể chia làm 3 loại:

 

  • SIM chỉ sử dụng được ở Hà Lan
  • SIM cho khu vực (Châu Âu hoặc một vài nước cụ thể có bao gồm Hà Lan)
  • SIM toàn cầu

Thông thường loại SIM có chức năng vừa nghe gọi vừa có truy cập Internet sẽ có giá cao và dung lượng Internet sẽ không nhiều bằng SIM data.

 

Lưu ý:

 

Hiện tại các gói cước sim du lịch Hà Lan đang bán tại thị trường Việt Nam đều là sim cho khu vực Châu Âu và khách hàng có thể sử dụng được ở Hà Lan và các nước trong khu vực.

 

Ưu điểm khi sử dụng SIM du lịch Hà Lan:

 

  • Không phải đăng ký thêm bất kỳ thông tin cá nhân hay thủ tục nào khác.
  • Tiết kiệm hơn sử dụng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu quốc tế (Data roaming) như khi sử dụng dịch vụ của nhà mạng tại Việt Nam.
  • Tốc độ truy cập Internet khi sử dụng SIM du lịch cũng cao hơn vì bạn sử dụng trực tiếp nhà khai thác mạng di động địa phương thay vì phải roaming qua bên trung gian là nhà mạng Việt Nam.
  • Có thể chia sẻ dữ liệu (tethering, hotspot) với các thiết bị khác (của mình hoặc của người thân, bạn bè).
  • Chủ động mọi lúc mọi nơi vì có thể truy cập Internet liên tục.

2. Đặc điểm của SIM du lịch Hà Lan

 

  • Chức năng: Đây là loại SIM cho phép truy cập Internet và/hoặc nghe gọi, có thể sử dụng tại Hà Lan hoặc Châu Âu hoặc quốc tế (tùy loại SIM và nhà cung cấp)
  • Dung lượng data có sẵn: SIM thường có sẵn một số dung lượng nhất định theo gói cước có sẵn (5GB, 7.5GB,…hoặc có thể là không giới hạn) và có thể có kèm số phút nghe/gọi theo quy định từng gói.
  • Thời hạn sử dụng: SIM Hà Lan cho phép du khách sử dụng trong khoảng thời gian quy định (10, 15, 30, 60, 120 ngày..). Hãy nhớ là vì có thời hạn sử dụng nên chỉ khi nào bay sang Hà Lan thì bạn mới nên lắp SIM vào máy là sử dụng.
  • Thủ tục đăng ký: không cần đăng ký nếu mua tại Việt Nam, đến nơi chỉ cần lắp SIM vào là sử dụng.
  • Đối tượng sử dụng: người có nhu cầu đi du lịch, công tác tại Hà Lan mà không muốn gián đoạn liên lạc với người thân, bạn bè, hoặc sử dụng Internet trong công việc.
  • Nên mua khi nào: nên mua tại Việt Nam trước khi khởi hành. Hoặc nếu quên thì có thể mua sau khi đến Hà Lan (nhưng giá sẽ đắt hơn).
  • Thiết bị tương thích: Đây là thẻ SIM vật lý dành cho tất cả các thiết bị có khi lắp thẻ SIM
  • Hỗ trợ: có thể có hoặc không cho phép chức năng chia sẻ dữ liệu (share data) và Hotspot, tùy vào gói cước. 
  • Vận chuyển: có thể đến trực tiếp cửa hàng SIM card để mua hoặc mua online và nhận SIM qua các đơn vị vận chuyển.
  • Lợi ích: không cần đăng ký các dịch vụ chuyển vùng quốc tế đắt đỏ mà được sử dụng như một công dân Hà Lan (trong thời gian quy định).
  • Kích hoạt APN: một số SIM du lịch yêu cầu người dùng phải kích hoạt APN bằng cú pháp. Trường này thông tin cú pháp sẽ được mô tả trên vỏ SIM bạn mua hoặc người bán sẽ hướng dẫn cho bạn.

3. Giá SIM du lịch Hà Lan tại Việt Nam bao nhiêu?

 

Tuỳ theo gói cước và phạm vi sử dụng, SIM du lịch Hà Lan sẽ có những mức giá khác nhau. Thông thường mức giá SIM du lịch Hà Lan khi mua tại Việt Nam chỉ từ 400.000 – 600.000 VND với dung lượng, chức năng nghe gọi và thời hạn sử dụng dao động tùy gói cước và nhà cung cấp. 

 

4. Mua SIM du lịch Hà Lan ở đâu? Cách mua đơn giản nhất

 

Để mua SIM du lịch trả trước của Hà Lan, du khách có thể chọn 2 cách:

 

  • Mua và nhận tại Việt Nam, trước khi đến Hà Lan (thuận tiện nhất): Mua SIM du lịch trước khi đến Hà Lan thường sẽ đắt hơn nhưng lại thuận tiện hơn cho bạn vì bạn có thể truy cập Internet ngay khi đặt chân đến Hà Lan. Hiện tại ở Việt Nam, bạn có thể mua trực tiếp tại bất kỳ cửa hàng SIM card nào hoặc mua online tại các trang web nhưng nên chọn những nơi uy tín, được tin tưởng và sử dụng bởi nhiều người dùng hoặc có thể thông qua giới thiệu của bạn bè, người thân đã mua SIM du lịch ở đâu. Mua SIM du lịch Hà Lan hay quốc tế tại Việt Nam thì bạn sẽ không phải scan hộ chiếu hay cung cấp thông tin cá nhân bởi người bán đã hỗ trợ đăng ký kích hoạt giúp bạn rồi. Bạn chỉ cần lắp SIM vào máy là dùng được. 
  • Mua tại Hà Lan (tiết kiệm): Mua SIM du lịch tại Hà Lan có thể sẽ rẻ hơn cho bạn về mặt chi phí nhưng bạn phải mang theo hộ chiếu (passport) để đăng ký SIM. Ngoài ra, mua tại Hà Lan đồng nghĩa là bạn phải tìm kiếm cửa hàng bán SIM hoặc phải mua tại sân bay đến. Chúng tôi khuyên bạn nên mua SIM du lịch Hà Lan tại các cửa hàng điện thoại ở trung tâm thành phố thay vì mua tại sân bay vì vừa đắt hơn mà dung lượng data cũng ít hơn (đừng quên mang hộ chiếu).

Lời khuyên:

 

  • Nên mua SIM du lịch Hà Lan trước khi khởi hành để có thể chủ động nhất cho chuyến đi. 
  • Nếu mua SIM data không giới hạn (unlimited data) thì nên kiểm tra kỹ là băng thông cao hay bị bóp băng thông để tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch.
  •  Khi mua SIM, bạn nên để ý thời gian kết thúc dịch vụ của SIM. Đa số, các gói cước SIM sẽ hết hạn sau 5-8 ngày kể từ ngày kích hoạt, tùy vào thời gian của gói. Vì thế bạn nên chọn gói phù hợp với kế hoạch sử dụng của mình. 
  • Đối với các SIM mua tại Việt Nam, bạn chỉ nên lắp SIM vào máy khi đã đến Hà Lan vì hầu như tại Việt Nam không có mạng tương thích nên sẽ không dùng được.

5. Thủ tục mua SIM du lịch Hà Lan

 

a/ Nếu mua và nhận SIM tại Việt Nam

 

Bạn không cần làm thủ tục đăng ký, kích hoạt gì vì người bán đã làm thay tất cả các bước này cho bạn. Đến Hà Lan, bạn chỉ cần lắp SIM vào là có thể kích hoạt các dịch vụ của gói cước.

 

b/ Nếu mua tại Hà Lan

 

Bạn có thể mua SIM tại các cửa hàng SIM card ở sân bay hoặc vào trung tâm thành phố để mua. Nếu mua tại sân bay, sẽ có người hướng dẫn bạn cài đặt và kích hoạt SIM. Để nạp tiền, bạn có thể vào website của nhà cung cấp hoặc đến các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, trung tâm thương mại để mua thẻ. 

 

6. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng SIM du lịch Hà Lan

 

  • Ưu điểm: linh hoạt, tốc độ truy cập nhanh, chi phí thấp, dễ dàng theo dõi hoạt động chi tiêu do là SIM trả trước.
  • Nhược điểm: mất thời gian chờ giao – nhận SIM nếu mua trước khi đến Hà Lan, hoặc mất công tìm kiếm điểm bán SIM nếu mua sau khi đến Hà Lan, không thể nhận cuộc gọi/tin nhắn từ SIM chính nếu điện thoại chỉ có 1 khay SIM. Đa số SIM du lịch là SIM data nên không thể nghe gọi, nhắn tin thoại thông thường. Ở một số vùng của Hà Lan, tốc độ Internet có thể giảm chỉ còn tốc độ 3G.
  • Phù hợp với: du khách ở Hà Lan dài ngày, dành cho người cao tuổi hoặc người không rành công nghệ để kết nối Internet

IV. Các cách kết nối Internet phổ biến khác ở Hà Lan cho khách du lịch

 

 

1. Sử dụng Bộ phát WiFi (Pocket WiFi hay mobile WiFi)

 

Bộ phát Wifi, còn gọi là Pocket Wifi, Wifi Hotspot là thiết bị độc lập cho phép kết nối với mạng di động 

 

Bộ phát WiFi (WiFi Hotspot) là thiết bị độc lập kết nối với mạng di động địa phương để lấy dữ liệu, có chức năng truyền phát Internet đến các thiết bị tương thích xung quanh nó. 

 

Thiết bị này có thể phù hợp với những ai có nhu cầu dùng Internet cao hoặc đi du lịch theo nhóm đông người (từ 4-5 người; những người có nhiều thiết bị cần kết nối hay cần phát Wifi cho người thân, bạn bè đi cùng; hay những người sử dụng điện thoại bị khoá mạng. 

 

Bạn có thể thuê bộ phát Wifi theo ngày, nhưng chi phí được coi là đắt nhất trong tất cả các phương án. Ở Hà Lan, giá thuê một bộ phát Wifi với khoảng 7.95 USD / ngày với chỉ 1GB data sử dụng mỗi ngày. 

 

Khi thuê, bạn sẽ phải đến tận nơi để lấy thiết bị hoặc nhận thiết bị qua dịch vụ chuyển phát (mất phí giao hàng). Do đó, tổng số tiền để thuê cục phát Wifi ở Hà Lan cao hơn giá dịch vụ thực tế.

 

Điều quan trọng là khi thuê thiết bị phát WiFi di động, bạn phải đảm bảo giữ gìn nó vì nếu hỏng hoặc mất thiết bị thì bạn sẽ bị phạt một số tiền không nhỏ.

 

Đánh giá ưu/nhược điểm của cục phát Wifi 4G:

 

  • Ưu điểm: gọn nhẹ, nhanh và dễ dàng để kết nối internet. Có thể mang đi bất kỳ đâu, có thể chia sẻ internet lên đến 10 thiết bị cùng lúc.
  • Nhược điểm: chi phí khá cao, không cho phép gọi thoại hoặc nhắn tin thông thường mà chỉ có thể nghe – gọi, nhắn tin qua các App. Nếu chia sẻ cho nhiều thiết bị thì tốc độ truy cập sẽ bị giảm, hao pin và thời gian hoạt động tối đa 8-10 giờ. Ngoài ra phải giữ gìn thiết bị để tránh bị phạt.
  • Phù hợp: cho ai cần internet liên tục, đi du lịch theo nhóm, người di chuyển nhiều, hoặc có điện thoại locked.

2. Sử dụng WiFi miễn phí

 

Không ngạc nhiên là tại Hà Lan, gần như mọi ngóc ngách đều có thể truy cập Internet miễn phí bởi đây là đất nước được du khách ghé thăm nhiều nhất châu Âu. 

 

Hầu hết các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, bảo tàng, câu lạc bộ ở các thành phố lớn như Amsterdam đều có Wifi miễn phí. Tên mạng và mật khẩu sẽ được viết trên menu hoặc tường, hoặc nếu không tìm thấy, bạn có thể hỏi nhân viên ở đó.

 

Ngoài ra, các trung tâm giao thông chính (sân bay và nhà ga), công viên ở Amsterdam cũng có Wifi.  Các chuyến tàu liên tỉnh đều có wifi cho khách hàng. Dấu hiệu nhận biết là có logo Wifi phía trên cửa ra vào. Bạn phải đăng nhập nhưng không cần mật khẩu, chỉ cần đồng ý với các điều khoản chung. Khó khăn với khách du lịch là trang đăng nhập có ngôn ngữ tiếng Hà Lan. 

 

Tuy tiết kiệm chi phí, sử Wifi miễn phí cũng đi kèm rủi ro là rò rỉ thông tin cá nhân do mức độ bảo mật không cao và nhiều người cùng truy cập mạng một lúc.

 

Đánh giá ưu/nhược điểm khi sử dụng WiFi miễn phí:

 

  • Ưu điểm: dễ dàng, tiết kiệm chi phí.
  • Nhược điểm: không phải lúc nào cũng tìm được WiFi miễn phí, tốc độ không cao do nhiều thiết bị truy cập cùng lúc, rủi ro bảo mật lộ thông tin cá nhân, nhiều khi vẫn phải kết nối thông qua VPN (virtual private network – mạng riêng ảo) nên vẫn mất tiền. 
  • Phù hợp với: du khách không cần Internet khẩn cấp, có nhu cầu truy cập ít.

3. Sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế ở Ý

 

Đây có lẽ là giải pháp cuối cùng mà bạn nên lựa chọn khi sử dụng điện thoại di động tại Ý.

 

Chuyển vùng quốc tế giúp bạn dùng chính thẻ SIM và số thuê bao di động của mình tại Việt Nam để liên lạc khi đang ở quốc gia khác.

 

Đầu tiên bạn cần check với nhà cung cấp mạng di động tại Việt Nam (Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile,…) xem có cung cấp Dịch vụ chuyển vùng quốc tế (roaming) tại Qatar không. Đây có lẽ là cách nhanh nhất để luôn “online” khi du lịch.

 

Nhưng hãy nhớ kiểm tra cước phí chuyển vùng dữ liệu mà nhà mạng Việt Nam áp dụng cho Qatar vì giá cước roaming thường RẤT ĐẮT. Cũng cần phải tìm hiểu cách theo dõi tình hình sử dụng dữ liệu di động để đảm bảo bạn sẽ không chi tiêu ngoài dự kiến.

 

Chú ý: nếu bạn không định sử dụng dữ liệu di động trong chuyến đi Qatar, hãy chắc chắn rằng bạn đã TẮT KÍCH HOẠT phần Chuyển vùng quốc tế (Roaming) trước khi khởi hành để tránh mất tiền khi đến Qatar nhé.  

 

a/ Biểu phí chuyển vùng quốc tế của 3 nhà mạng Việt Nam áp dụng tại Hà Lan

 

Chuyển vùng quốc tế Viettel tại Hà Lan

 

Hiện tại Viettel đã rút gọn 7 vùng cước khác nhau xuống chỉ còn 5 vùng cước. Hà Lan thuộc vùng 4 trong biểu phí tính giá cước chuyển vùng quốc tế của Viettel. Cụ thể:

 

Mục đích Cước phí
Gọi trong nước chuyển vùng 10.000đ/phút
Gọi về Việt Nam 30.000đ/phút
Gọi quốc tế 50.000đ/phút
Gửi tin nhắn 2.500đ/SMS
Data  9,8đ/10KB
Nhận cuộc gọi 10.000đ/phút
Gọi mạng vệ tinh 242.000đ/phút
Biểu phí cước các dịch vụ chuyển vùng quốc tế của Viettel tại Hà Lan

Chuyển vùng quốc tế của Vinaphone tại Hà Lan

 

Theo quy định chuyển vùng quốc tế của Vinaphone thì cước gọi sẽ dao động ở mức từ 8.000đ/phút – 350.000đ/phút tùy theo địa lý mà khách hàng chuyển vùng đến. 

 

Vinaphone chia thành 5 vùng khác nhau có chung một mức giá dịch vụ roaming.

 

Hà Lan thuộc vùng 3 trong biểu phí tính giá cước chuyển vùng quốc tế của Vinaphone. Cụ thể:

 

Mục đích Cước phí
Gọi trong nước mạng khách 25.000đ/phút
Gọi về Việt Nam 76.000đ/phút
Gọi quốc tế 76.000đ/phút
Gọi mạng vệ tinh 350.000đ/phút
Gửi tin nhắn SMS 9.000đ/tin
Nhận tin nhắn Miễn phí
Data  5.000đ/MB
Nhận cuộc gọi 8.000đ/phút
Biểu phí cước các dịch vụ chuyển vùng quốc tế của Vinaphone tại Hà Lan

Nguyên tắc tính cước:

 

  • Dịch vụ thoại: 1 phút + 1 phút. Cuộc gọi chưa đến 1 phút thì được tính là 1 phút, thời gian lẻ cuối cùng của cuộc gọi được làm tròn thành 1 phút.
  • Dịch vụ SMS: tính theo số lượng SMS.
  • Dịch vụ data 3G Vinaphone: 10kb + 10kb.

Chuyển vùng quốc tế Mobifone tại Hà Lan

 

Mục đích Cước phí
Gọi thuê bao  trong nước chuyển vùng 22.990đ/phút
Gọi về Việt Nam 75.990đ/phút
Gọi quốc tế 75.990đ/phút
Gọi mạng vệ tinh 349.990đ/phút
Gửi tin nhắn SMS 7.990đ/SMS
Nhận tin nhắn Miễn phí
Data  3.990đ/10KB
Nhận cuộc gọi 16.990đ/phút
Biểu phí cước các dịch vụ chuyển vùng quốc tế của MobiFone tại Hà Lan

b/ Hướng dẫn tắt chuyển vùng quốc tế – Roaming:

 

Trên iPhone: 

 

  • Vào Settings (Cài đặt) > Cellular (Di động) > Cellular data (dữ liệu di động)
  • Bật Cellular/Mobile Data (dữ liệu di động), chọn Cellular/Mobile Data options 
  • Tắt Data Roaming (chuyển vùng dữ liệu)

Trên Android:

 

  • Vào Settings > Mobile/ Cellular Networks
  • Bỏ tích Data roaming (chuyển vùng dữ liệu)

c/ Đánh giá ưu/nhược điểm khi sử dụng dữ liệu di động data roaming:

 

  • Ưu điểm: sẽ tiết kiệm và đơn giản nếu nhà mạng bạn dùng có hỗ trợ chuyển vùng dữ liệu miễn phí tại Hà Lan
  • Nhược điểm: giá rất cao, tốc độ truy cập không cao bởi bạn đang truy cập qua trung gian chứ không dùng trực tiếp với nhà mạng nội địa của Hà Lan.
  • Phù hợp với: du khách cần Internet gấp và không quá quan tâm đến chi phí, du khách đi các chuyến ngắn ngày, cần gọi điện và nhắn tin nhưng không định dùng data.

4. Sử dụng SIM trả trước của Hà Lan

 

Có thể bạn muốn biết:
Vodafone có sim trả trước tốt nhất theo xếp hạng tại Hà Lan vào năm 2022.

 

Thực tế thì nếu bạn du lịch Hà Lan ngắn ngày hoặc theo tour, bạn không cần đăng ký mua sim Hà Lan. Tuy nhiên, nếu bạn du lịch tự túc hoặc đi dài ngày, sử dụng sim card Hà Lan là sự lựa chọn tốt.

 

a/ Mua sim trả trước của Hà Lan ở đâu?

 

Bạn có thể mua sim trả trước Hà Lan tại sân bay Amsterdam Schiphol (AMS) và sân bay Eindhoven (EIN) hoặc tại các cửa hàng cung cấp dịch vụ di động trong thành phố, tại siêu thị, bưu điện, cửa hàng tiện ích, cửa hàng đại diện của các nhà mạng…

 

b/ Thủ tục mua sim trả trước của Hà Lan cho khách du lịch?

 

Bất cứ ai đến du lịch Hà Lan có thể mua sim trả trước rất dễ dàng. Khách du lịch sẽ không phải đăng ký thông tin cá nhân khi mua sim Hà Lan.

 

Tuy nhiên, các nhà khai thác di động vẫn khuyến khích bạn đăng ký sim khi mua. Vì thế họ tung ra nhiều ưu đãi như thêm tiền hoặc data trong tài khoản. Việc đăng ký này chỉ mang nghĩa bạn cần tạo một tài khoản với nhà cung cấp đó chứ không phải xuất trình thông tin hộ chiếu.

 

Lời khuyên:

 

Để quyết định lựa chọn phương pháp nào cho chuyến đi của mình, hãy cân nhắc các yếu tố như khả năng kết nối, dịch vụ mà điện thoại của bạn có thể tiếp cận được, chi phí và tất nhiên là sự thuận tiện. 
Theo kinh nghiệm chia sẻ thì sử dụng eSIM được coi là cách tốt nhất để duy trì liên lạc và kết nối Internet cho khách du lịch đến Hà Lan. Hơn hết, bạn có thể mua eSIM hoàn toàn online, rất đơn giản và nhanh chóng.

 

Cùng tham khảo đâu là nhà cung cấp eSIM du lịch Hà Lan tốt nhất trên thị trường ở phần dưới đây.

 

VI. Top 3 nhà mạng hàng đầu tại Hà Lan cho khách du lịch

 

Top nhà mạng ở Hà Lan

 

Top nhà mạng ở Hà Lan

Tại Hà Lan, có 3 nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn là:

 

  • KPN
  • Vodafone Hà Lan
  • T-Mobile (được sát nhập với Tele2)

Phần lớn người dân Hà Lan sử dụng 3 nhà mạng này. Ngoài ra còn một số nhà mạng nhỏ lẻ và nhà mạng ảo sử dụng hạ tầng chung với 3 nhà mạng này. Điều thú vị là giá cước dịch vụ của các nhà mạng này rẻ hơn so với các nhà mạng lớn (đồng nghĩa người dùng được hưởng mức giá tốt hơn trong khi vẫn có thể hưởng chung lợi ích hạ tầng của các nhà mạng lớn). Tuy nhiên, trong thực tế, xét về chất lượng thì không thể bằng các nhà mạng lớn trên.

 

Các nhà mạng nhỏ gồm:

 

  • Lebara (được nhiều khách du lịch lựa chọn)
  • Expat mobile
  • Simpel
  • Budgetmobiel
  • Simyo
  • Tele2
Biểu đồ thể hiện thị phần của các nhà mạng tại Hà Lan (Nguồn: DutchReview)

 

Biểu đồ thể hiện thị phần của các nhà mạng tại Hà Lan (Nguồn: DutchReview)

Dưới đây chi tiết về các nhà mạng lớn tại Hà Lan.

 

1. Vodafone Hà Lan

 

Vodafone Hà Lan

 

Vodafone Hà Lan

Vodafone là cái tên khá quen thuộc với những người hay đi công tác, du lịch nước ngoài, bởi nó có mặt ở 22 quốc gia trên thế giới và có đối tác ở hơn 48 quốc gia.
Tuy là nhà mạng nhỏ nhất ở Hà Lan và có phạm vi phủ sóng hẹp, nhưng lại có nhiều cửa hàng đại diện rải rác cả nước. 

 

Vodafone hoạt động ở Châu Phi (được biết đến là Vodacom), Châu Á, Châu Âu, Trung Đông và Châu Đại Dương. 

 

Vodafone sử dụng các tần số sau:

 

  • 2G: 900 MHz & 1800 MHz
  • 3G: N/A – ngừng hoạt động vào tháng 2 năm 2020
  • 4G/LTE: 700 MHz (Băng tần 28), 800 MHz (Băng tần 20), 1500 MHz (Băng tần 32), 1800 MHz (Băng tần 3), 2100 MHz (Băng tần 1) & 2600 MHz (Băng tần 7)
  • 5G NR: 1800 MHz (n3) – không dành cho trả trước… chưa
  • VoLTE: Có (nhưng không dành cho trả trước)
  • VoWiFi: Có

Nhà mạng Vodafone có esim nhưng hiện không cung cấp cho khách hàng trả trước. 

 

Biểu đồ phạm vi phủ sóng của nhà mạng Vodafone Hà Lan (Nguồn: Speedtest)

 

Biểu đồ phạm vi phủ sóng của nhà mạng Vodafone Hà Lan (Nguồn: Speedtest)

2. KPN

 

KPN là nhà mạng có quy mô lớn thứ 2 tại Hà Lan, và là lựa chọn tốt nhất với những ai đang muốn sử dụng dịch vụ của nhà mạng có phạm vi phủ sóng rộng khắp cả nước.
Nhà mạng này phục vụ đa dạng gói cước, từ thuê bao theo hợp đồng, cho đến trả trước. 

 

Theo đánh giá năm 2021, KPN có tốc độ mạng 5G nhanh nhất tại Hà Lan. 

 

Nhìn chung đây là nhà mạng có chất lượng mạng tổng thế là tốt nhất.

 

Biểu đồ phạm vi phủ sóng của nhà mạng KPI (Nguồn: Speedtest)

 

Biểu đồ phạm vi phủ sóng của nhà mạng KPI (Nguồn: Speedtest)
Đánh giá top nhà mạng tại Hà Lan

 

Đánh giá top nhà mạng tại Hà Lan

KPN sử dụng các tần số sau:

 

  • 2G: 900 MHz
  • 3G: N/A – ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2022
  • 4G/LTE: 800 MHz (Băng tần 20), 1500 MHz (Băng tần 32), 1800 MHz (Băng tần 3), 2100 MHz (Băng tần 1) & 2600 MHz (Băng tần 7 & Băng tần 38)
  • 5G NR: 700 MHz (n28) & 2100 MHz (n1) – không dành cho trả trước… chưa
  • VoLTE: Có (nhưng không dành cho trả trước)
  • VoWiFi: Có (nhưng không dành cho trả trước)

3. T-Mobile

 

T-Mobile là nhà mạng được coi là “thân thiện” nhất với khách du lịch ở Hà Lan. Trong khi website chính thức của nhà mạng này vẫn chỉ có ngôn ngữ Hà Lan, ứng dụng trên điện thoại của nó đã có version tiếng Anh giúp du khách nước ngoài có thể sử dụng dễ dàng hơn.

 

Từ năm 2016 – 2021, T-Mobile được đánh giá là nhà mạng tốt nhất và nhanh nhất ở Hà Lan, nhưng bây giờ đã bị KPN soán ngôi.

 

Thực tế, T-Mobile không còn thuộc sở hữu của Deutsche Telekom Đức nữa, tuy nhiên thương hiệu T-Mobile và Telekom vẫn được nhắc đến ở khắp Châu Âu và Mỹ. 

 

T- Mobile sử dụng tần số mạng sau: 

 

  • 2G: N/A – ngừng hoạt động vào tháng 6 năm 2021
  • 3G: 900 MHz & 2100 MHz
  • 4G/LTE: 800 MHz (Băng tần 20), 900 MHz (Băng tần 8), 1800 MHz (Băng tần 3), 2100 MHz (Băng tần 1) & 2600 MHz (Băng tần 7 & Băng tần 38)
  • 5G NR: 700 MHz (n28 – chưa dành cho trả trước…)
  • VoLTE: Có
  • VoWiFi: Có
Biểu đồ phạm vi phủ sóng của T-mobile (Nguồn: Speedtest)

 

Biểu đồ phạm vi phủ sóng của T-mobile (Nguồn: Speedtest)

Lưu ý:

 

Không có gói cước không giới hạn data với mức giá từ 10 – 20 EURO ở Hà Lan. Hầu hết các nhà cung cấp chỉ có gói không giới hạn nghe gọi, nhắn tin.

 

VI. Top 4 nhà cung cấp eSIM du lịch tốt nhất cho du khách

 

Trong phần này, chúng tôi sẽ tổng hợp và đưa ra đánh giá nhà cung cấp eSIM tốt nhất cho khách du lịch Hà Lan bằng cách so sánh giá, dung lượng data, và thời hạn sử dụng của từng gói cước của mỗi nhà cung cấp.

 

Lưu ý: những nhà cung cấp được đề cập ở đây chỉ cung cấp eSIM cho khách đến Hà Lan cho mục đích du lịch và công tác.

 

  • Gigago
  • Holafly
  • Airalo
  • Nomad

Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu chi tiết!

 

1. Gigago eSIM du lịch Hà Lan: gói cước và giá

 

Đặc điểm eSIM Hà Lan Gigago và mức giá: 

 

  • Cung cấp eSIM cho hơn 190 quốc gia, có cả Hà Lan
  • Nhà mạng: KPN / Vodafone / T-Mobile
  • Khuyến khích mua và cài đặt trước khi khởi hành, đến nơi là tự động kích hoạt
  • Không cần thông tin cá nhân khi đăng ký
  • Đa dạng gói cước 
  • Giá phải chăng
  • Nhận thông tin eSIM và cài đặt qua email
  • Tốc độ truy cập 3G/4G LTE
  • Tốc độ truy cập không nhanh bằng truy cập trực tiếp với nhà mạng bản địa
  • Cho phép chia sẻ data, hotspot
  • Có số điện thoại (với 1 số quốc gia như Việt Nam) nên có thể nghe/gọi/nhắn tin thông thường trong giới hạn quy định. Còn với Hà Lan thì không có số nên chỉ nghe/gọi/nhắn tin qua các app
  • Là đơn vị duy nhất hỗ trợ khách hàng 24/7 bằng tiếng Việt, Anh, Nhật, Trung qua email, Viber, Whatsapp, Telegram, Zalo.

Gigago có 8 gói cước esim Hà Lan cho khách du lịch:

 

  • 3GB, sử dụng trong 14 ngày, giá 13,7 USD
  • 5GB, sử dụng trong 14 ngày, giá 18,9 USD
  • 3GB sử dụng 30 ngày, giá 16.3 USD
  • 5GB sử dụng 30 ngày, giá 25,4 USD
  • 10GB, sử dụng trong 30 ngày, giá 33,2 USD
  • 300MB/ ngày sử dụng 7 ngày, giá 10,1 USD
  • 300MB/ ngày sử dụng 14 ngày, giá 18,9 USD
  • 300MB/ ngày sử dụng 30 ngày, giá 33,2 USD

2. Holafly eSIM du lịch Hà Lan: gói cước và giá

 

Đặc điểm eSIM Hà Lan Holafly và mức giá:

 

  • Holafly cung cấp eSIM cho hơn 130 quốc gia, bao gồm Hà Lan.
  • Nhà mạng: T-Mobile B.V
  • Mua và cài đặt trước khi đến Hà Lan, kích hoạt sau khi đến Hà Lan
  • Không cần đăng ký thông tin cá nhân
  • Giá đắt hơn Airalo một chút
  • Tốc độ truy cập 4G/LTE
  • Tốc độ truy cập không nhanh bằng truy cập trực tiếp qua nhà mạng Etisalat Mobile vì không phải dân bản địa
  • Không có số điện thoại nên không nghe/gọi/nhắn tin thông thường được mà chỉ qua các app
  • Kích hoạt tự động khi được kết nối với nhà mạng được hỗ trợ
  • Không cho phép chia sẻ data (tethering/hotspot)
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7 với nhiều ngôn ngữ Anh, Hà Lan

Holafly eSIM có 7 gói cước cho khách du lịch tới Hà Lan:

 

  • Không giới hạn data, 5 ngày, giá 19 USD
  • Không giới hạn data, 10 ngày, giá 34 USD
  • Không giới hạn data, 15 ngày, giá 47 USD
  • Không giới hạn data, 20 ngày, giá 57 USD
  • Không giới hạn data, 30 ngày, giá 69 USD
  • Không giới hạn data, 60 ngày, giá 87 USD
  • Không giới hạn data, 90 ngày, giá 99 USD
Hà Lan eSIM Holafly

 

Hà Lan eSIM Holafly

3. Airalo eSIM du lịch Hà Lan: gói cước và giá

 

Đặc điểm eSIM Hà Lan Airalo và mức giá:

 

  • Airalo cung cấp eSIM cho hơn 190 quốc gia trên thế giới, bao gồm Hà Lan, với mức giá phải chăng. 
  • Nhà mạng: KPN
  • Các gói cước phù hợp với người có nhu cầu sử dụng data ít hoặc trung bình. Không có gói không giới hạn.
  • Giá cả vừa phải
  • Cần tải app về để download eSIM và cài đặt theo hướng dẫn, khá đơn giản
  • Thời hạn eSIM tính từ khi eSIM được kết nối với nhà mạng được hỗ trợ tại Hà Lan.
  • Tốc độ truy cập 4G/LTE               
  • Tốc độ sẽ không thể nhanh bằng việc sử dụng eSIM trực tiếp của nhà mạng địa phương tại Hà Lan vì không phải là dân bản địa Hà Lan.
  • Không có số điện thoại nên không nghe/gọi/nhắn tin thông thường được mà chỉ qua các app
  • Không yêu cầu đăng ký thông tin cá nhân
  • Có thể top up (nạp data) bất cứ lúc nào
  • Hỗ trợ chăm sóc khách hàng nhanh và nhiệt tình

6 gói cước Airalo eSIM cho khách du lịch tới Hà Lan:

 

  • 1GB, sử dụng trong 7 ngày, giá 6 USD
  • 3GB, sử dụng trong 30 ngày, giá 12 USD
  • 5GB, sử dụng trong 30 ngày, giá 18 USD
  • 10GB, sử dụng trong 30 ngày, giá 27 USD
eSIM Hà Lan Airalo

 

eSIM Hà Lan Airalo

4. Nomad eSIM Hà Lan: gói cước và giá

 

Đặc điểm Nomad eSIM Hà Lan và mức giá:

 

  • Có thể kích hoạt SIM ngay khi đến Hà Lan
  • Không yêu cầu đăng ký thông tin cá nhân, giúp tiết kiệm thời gian
  • Dùng sóng 4G/LTE tốc độ cao (không có 5G)
  • Nhà mạng: KPN / Khác
  • Có thể top up (nạp data) online
  • Giá khá cao
  • Không có số điện thoại nên không nghe/gọi/nhắn tin thông thường được mà chỉ qua các app

3 gói cước Nomad eSIM cho khách du lịch tới Hà Lan Hà Lan:

 

  • 1GB, sử dụng trong 30 ngày, giá 6 USD
  • 3GB, sử dụng trong 30 ngày, giá 12 USD
  • 5GB, sử dụng trong 30 ngày, giá 15 USD
eSIM Hà Lan Nomad

 

eSIM Hà Lan Nomad

Cùng xem thống kê so sánh các nhà cung cấp eSIM du lịch Hà Lan theo các tiêu chí:

 

Nhà cung cấp eSIM Hà Lan Gói cước (GB) Thời hạn (ngày) Giá Nhà mạng
Gigago 3GB 14 $13,7 KPN / Vodafone / T-Mobile
Gigago 5GB 14  $18,9 KPN / Vodafone / T-Mobile
Gigago 3GB 30 $16,3 KPN / Vodafone / T-Mobile
Gigago 5GB 30 $25,4 KPN / Vodafone / T-Mobile
Gigago 10GB 30 $33,2 KPN / Vodafone / T-Mobile
Gigago 300MB 7 $10,1 KPN / Vodafone / T-Mobile
Gigago 300MB 14 $18,9 KPN / Vodafone / T-Mobile
Gigago 300MB 30 $33,2 KPN / Vodafone / T-Mobile
Holafly Không giới hạn data 5 19 USD T-Mobile B.V
Holafly Không giới hạn data 10 34 USD T-Mobile B.V
Holafly Không giới hạn data 15 47 USD T-Mobile B.V
Holafly Không giới hạn data 20 57 USD T-Mobile B.V
Holafly Không giới hạn data 30 69 USD T-Mobile B.V
Holafly Không giới hạn data 60 87 USD T-Mobile B.V
Holafly Không giới hạn data 90 99 USD T-Mobile B.V
Airalo 1GB 7 8,5 USD KPN
Airalo 3GB 30 22,5 USD KPN
Airalo 5GB 30 35 USD KPN
Nomad 1GB 7 20 USD KPN / Others
Nomad 1GB 30 5 USD KPN / Others
Nomad 3GB 30 11 USD KPN / Others
Nomad 5GB 30 16 USD KPN / Others

 

Kết luận:

 

Gigago và Airalo là nhà cung cấp eSIM có gói cước đa dạng nhất, giá hợp lý, chất lượng truy cập ổn định nhờ sử dụng mạng của các nhà mạng top đầu của Hà Lan. Tuy nhiên Gigago có ưu điểm vượt trội hơn là có hỗ trợ khách hàng bằng Tiếng Việt 24/7.

 

VII. Kinh nghiệm mua SIM data du lịch Hà Lan không thể bỏ qua

 

1. Chú ý dung lượng data phù hợp với nhu cầu

 

Du lịch Hà Lan thường dùng bao nhiêu dung lượng data?

 

Thông thường nếu nhu cầu sử dụng internet của bạn không quá cao, tức là không thường xuyên xem video, livestream, bạn chỉ cần từ 3GB -6GB/tuần. 

 

Nếu bạn thường lướt mạng xã hội, đặc biệt là Instagram và tiktok thì bạn cần nhiều data hơn. Nhưng nếu bạn chỉ đơn thuần là lướt web và sử dụng Google Maps thì 1-2GB/ tuần là đủ dùng. 

 

2. Chú ý các thông số của gói cước SIM khi mua

 

Khi chọn 1 gói cước eSIM, bạn hãy cân nhắc:

 

  • dung lượng data với phù hợp với thói quen sử dụng Internet của mình không,
  • thời hạn gói cước có khớp với thời gian chuyến đi của mình không,
  • có cho phép chia sẻ data, hotspot không (nếu đi theo nhóm)
  • có số điện thoại nội địa để nghe gọi, nhắn tin không (nếu đi công tác thì thường có nhu cầu nghe, gọi, nhắn tin trong chuyến đi)
  • với gói unlimited (không giới hạn data) thì có giới hạn data tốc độ cao trong 1 ngày không, và nếu có thì quá dung lượng giới hạn đó thì tốc độ truy cập trở về bao nhiêu, cước phí tính bao nhiêu
  • có cho phép nạp data trên gói cũ không hay phải mua gói mới khi hết dung lượng

3. Thời điểm mua SIM du lịch Hà Lan tốt nhất

 

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Lan tự túc, tốt nhất bạn nên mua SIM du lịch Hà Lan trước khi khởi hành 1 ngày để đảm bảo bạn có sự chuẩn bị tốt nhất và luôn sẵn sàng có Internet ngay khi đến Hà Lan.
Nếu chọn mua eSIM, bạn nên mua trước khi đến Hà Lan 1 ngày, cài đặt sẵn eSIM cho máy tại nhà (vì cần internet khi cài đặt). Khi đến Hà Lan thì eSIM sẽ tự động kích hoạt khi được kết nối với nhà mạng hỗ trợ. 

 

Đừng mua trước quá sớm vì thời hạn gói cước có thể sẽ không đủ cho chuyến đi của bạn. Rủi ro là có thể những ngày cuối bạn sẽ phải mua gói mới hoặc nạp thêm data.

 

VIII. Mẹo cần biết sử dụng điện thoại khi đi du lịch Hà Lan

 

  • Mang sạc dự phòng đi
  • Tối giản lượng data sử dụng bằng cách tận dụng Wifi miễn phí, nhất là gọi thoại.
  • Vào ngày trước khi khởi hành, hãy tải hoặc update các app trên điện thoại trước.
  • Tắt bớt các ứng dụng (app) không cần thiết khi bạn không dùng vì chúng vẫn có thể ngốn data
  • Bật chế độ máy bay và chặn dữ liệu di động cho một số app nhất định. Yên tâm là GPRS vẫn chạy khi bật chế độ Máy bay (airplane mode). Vào phần settings / cài đặt cho từng app để tắt chế độ sử dụng dữ liệu di động và bật chế độ chỉ update các app khi sử dụng Wifi. Gần như nên tắt hết chỉ trừ Google Maps và các app thường dùng. Bằng cách này, khi bạn tắt chế độ Máy bay, chỉ những app nào được cho phép mới sử dụng được dữ liệu di động.
  • Không gọi video hoặc thậm chí là gọi thoại thường bằng dữ liệu di động vì nó rất ngốn data.
  • Tải bản đồ về máy để sử dụng offline cho tiết kiệm data. GPS không sử dụng data vì thế Google Maps vẫn hoạt động tốt khi offline
  • Tắt dữ liệu di động khi nào không cần sử dụng
  • Nếu du lịch theo nhóm, có thể cân nhắc mua 1 gói dữ liệu không giới hạn và sử dụng chức năng chia sẻ data cho các thiết bị khác bằng cách thiết lập điện thoại của bạn như điểm truy cập cá nhân. 

IX. Câu hỏi thường gặp

 

1. Tôi có cần mua SIM Hà Lan khi đi du lịch không? 

 

Để sử dụng mạng Internet khi đi du lịch Hà Lan, bạn không bắt buộc phải mua SIM Hà Lan. 

 

2. Khách du lịch nên dùng SIM trả trước hay trả sau ở Hà Lan?

 

Đây là thắc mắc của hầu hết người nước ngoài đến Hà Lan du lịch dài ngày. Đa số người dùng dùng di động ở Hà Lan đều sử dụng dịch vụ trả trước. 

 

Nếu bạn định ở Hà Lan trong thời gian dài thì tốt nhất hãy dùng thử gói trả trước để nắm được phạm vi phủ sóng của các nhà mạng, cũng như hiểu rõ hơn về các yếu tố liên quan (như data, phút, tin nhắn, chuyển vùng quốc tế) mà bạn sẽ sử dụng. Trong thực tế, cả gói trả trước và trả sau đều cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng, giúp bạn tùy chỉnh dựa theo nhu cầu và ngân sách của mình.  

 

3. Nhà mạng nào tốt nhất ở Hà Lan?

 

Trong hai nhà mạng lớn tại Hà Lan thì KPN được đánh giá là nhà mạng toàn diện nhất. 

 

4. Ở Hà Lan có Wifi miễn phí không?

 

Hà Lan là thành phố “thông minh” và có rất nhiều điểm cung cấp wifi miễn phí như tại sân bay, các trung tâm thương mại, nhà hàng, quán cafe.