We've moved! Find us now at vietnamesim.com for all your Vietnam eSIM needs.

Sim du lịch New zealand và +5 thông tin cực kỳ hữu ích

Sim du lịch New Zealand là loại sim có sẵn data 3G/4G và/hoặc số phút gọi thoại và tin nhắn trong gói, được kết nối với nhà mạng của New Zealand để miễn cước chuyển vùng quốc tế, giúp cho khách du lịch đến New Zealand có thể liên lạc và kết nối Internet. 

Bạn có thể nghe gọi và sử dụng Internet theo gói cước có sẵn trong sim. Bên dưới là những thông tin về loại sim này như đặc điểm, phân loại theo chức năng, nên mua ở đâu để tiết kiệm chi phí:

 
Top sim du lịch New Zealand và esim - Gigago

 I. Sim du lịch New Zealand – Đặc điểm, giá, gói cước tốt nhất

Bên dưới là những thông tin quan trọng về loại sim này như đặc điểm, giá và gói cước:

1. Phân loại sim data New zealand

Phân loại theo chức năng, sim du lịch có 2 loại:

>> Sim data: Đây là loại sim chỉ có data, không có số điện thoại đi kèm (dùng để truy cập Internet, có thể gọi thoại hoặc nhắn tin qua các ứng dụng)

>> Sim combo: Sim trọn gói nghe, gọi, nhắn tin và data

2. Giá sim New Zealand tại Việt Nam bao nhiêu?

Mức giá tại Việt Nam (có thể nhận tại sân bay ở New Zealand) chỉ từ 290.000đ – 430.000đ với dung lượng và thời hạn sử dụng dao động tuỳ gói cước sim. Nhiều người thường chọn combo du lịch Úc, zealand trên hành trình của họ. Nên mức giá này cũng gần với sim du lịch Úc, bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho hành trình của mình.

3. Mua sim du lịch New Zealand ở đâu? Cách mua đơn giản nhất

Để mua SIM du lịch trả trước của New Zealand, du khách có thể chọn 3 cách:

  • Mua và nhận tại Việt Nam, trước khi đến New Zealand (thuận tiện nhất): Mua sim du lịch trước khi đến New Zealand thường sẽ đắt hơn nhưng lại thuận tiện hơn cho bạn (bạn có thể truy cập Internet ngay khi đặt chân đến New Zealand). Tại Việt Nam, bạn có thể mua trực tiếp tại các cửa hàng bán sim card hoặc mua online tại các website. Mua sim data New Zealand hay quốc tế tại Việt Nam thì bạn sẽ không phải đăng ký thông tin cá nhân vì người bán đã hỗ trợ kích hoạt giúp bạn rồi. Bạn chỉ cần lắp sim vào máy là dùng được. 
  • Mua tại New Zealand (tiết kiệm): Mua sim du lịch tại New Zealand có thể sẽ rẻ hơn nhưng lại yêu cầu bạn phải xuất trình hộ chiếu (passport) để đăng ký sim. Ngoài ra, mua tại New Zealand đồng nghĩa là bạn phải tìm kiếm cửa hàng bán sim hoặc phải mua tại sân bay. Chúng tôi khuyên bạn nên mua sim 4G New Zealand tại các cửa hàng điện thoại ở trung tâm thành phố thay vì mua tại sân bay vì vừa đắt hơn mà dung lượng data cũng ít hơn.

Tip:

  • Tốt nhất bạn nên mua sim du lịch trước khi khởi hành để chủ động nhất có thể cho chuyến đi.
  • Khi chọn mua sim, bạn nên để ý thời gian kết thúc dịch vụ của sim. Đa số, các gói cước sim sẽ hết hạn sau một số lượng ngày nhất định kể từ ngày kích hoạt, tùy vào thời gian của gói và nhà cung cấp. Vì thế bạn nên chọn gói phù hợp với kế hoạch sử dụng của mình. 
  • Đối với các sim mua tại Việt Nam, bạn chỉ nên lắp sim vào máy khi đã đến New Zealand vì hầu như tại Việt Nam không có mạng tương thích nên sẽ không dùng được. 

4. Thủ tục mua sim du lịch New Zealand

a/ Nếu mua và nhận sim tại Việt Nam

Bạn không cần làm thủ tục đăng ký, kích hoạt gì vì người bán đã làm thay tất cả các bước này cho bạn. Đến New Zealand, bạn chỉ cần lắp sim vào và sử dụng bình thường.

b/ Nếu mua tại New Zealand

Mua SIM du lịch ở New Zealand rất đơn giản, bạn chỉ cần hộ chiếu còn hạn. Bạn có thể mua sim tại các cửa hàng sim card ở sân bay hoặc vào trung tâm thành phố để mua. Nếu mua tại sân bay, sẽ có người hướng dẫn bạn cài đặt và kích hoạt sim.

II. Top 3 nhà mạng ở New Zealand và gói cước cho khách du lịch

Cách kết nối Internet ở New Zealand - sim du lịch New Zealand

Ở New Zealand có 3 nhà khai thác di động lớn và tất cả đều có hạ tầng viễn thông riêng. Cụ thể là:

  • Spark
  • Vodafone
  • 2Degrees

Ngoài ra cũng có một số nhà mạng nhỏ khác thuê hạ tầng viễn thông của các nhà mạng lớn trên và cung cấp các gói cước với giá cạnh tranh hơn, bao gồm:

  • Skinny Mobile (dùng chung hạ tầng viễn thông của Spark Network)
  • Warehouse Mobile (dùng chung hạ tầng viễn thông của 2Degrees Network)
  • Compass (dùng chung hạ tầng viễn thông của Spark Network)
  • Blue Sky (dùng chung hạ tầng viễn thông của Spark Network)
  • Slingshot (dùng chung hạ tầng viễn thông của Spark Network)

Sau đây là một số thông tin cơ bản về các nhà mạng lớn trên:

1. Nhà mạng Spark

Spark là nhà khai thác di động lâu đời nhất và cũng là lớn nhất ở New Zealand. Tuy nhiên, Vodafone cũng có quy mô tương đương, do đó hai nhà mạng này cạnh tranh rất khốc liệt. 

Spark sử dụng các tần số sau:

  • 2G: ngừng hoạt động từ năm 2012
  • 3G: 850 MHz
  • 4G/LTE: 700 MHz (Băng tần 28), 1800 MHz (Băng tần 3), 2100 MHz (Băng tần 1), 2300 MHz (Băng tần 40) & 2600 MHz (Băng tần 7)
  • 5G NR: 2100 MHz (n1) & 3500 MHz/3600 MHz (n78)
  • VoLTE: Có
  • VoWiFi: Không

Spark có phạm vi bảo hiểm tốt nhất cả nước. Nhà mạng này cũng tung ra gói cước Travel SIM dành cho khách du lịch (cả dài và ngắn hạn) đến New Zealand và cho phép truy cập 5G NR miễn phí. Tuy nhiên, thẻ sim Travel của Spark không thể gia hạn. 

Thực tế, dù là nhà mạng lớn nhất nhưng tốc độ mạng của Spark lại khá chậm và có trải nghiệm 4G LTE được đánh giá là kém nhất (theo Opensignal). Ngoài ra, phạm vi phủ sóng 5G NR của Spark cũng kém nhất so với các đối thủ.

Phạm vi phủ sóng nhà Spark ở New Zealand - sim du lịch New Zealand
Biểu đồ phạm vi phủ sóng của nhà mạng Spark (nguồn: Speedtest)

2. Vodafone New Zealand (đổi thành One NZ vào 2023)

Vodafone New Zealand, thường được gọi ngắn gọn là Vodafone, là nhà khai thác di động lớn thứ 2 ở New Zealand và thậm chí có thể sánh ngang Spark ở một số tiêu chí. 

Vodafone là thương hiệu rất nổi tiếng nhưng Vodafone New Zealand không còn thuộc sở hữu của Vodafone nữa mà đang được điều hành bởi một công ty địa phương. Tới đầu năm 2023, cái tên Vodafone cũng sẽ được đổi thành One NZ. Về cơ bản, việc đổi tên sẽ không làm thay đổi chính sách hay giá cả, ưu đãi của nhà mạng này.

Vodafone sử dụng các tần số sau:

  • 2G: 900 MHz & 1800 MHz
  • 3G: 900 MHz & 2100 MHz
  • 4G/LTE: 700 MHz (Băng tần 28), 1800 MHz (Băng tần 3) & 2600 MHz (Băng tần 7)
  • 5G NR: 3500 MHz (n78)
  • VoLTE: Có
  • VoWiFi: Có

Với phạm vi phủ sóng rộng khắp New Zealand, nhà mạng này còn tung ra SIM du lịch cho phép truy cập 5G NR miễn phí (tuy nhiên tốc độ 5G thì không thật sự nổi bật – thường chỉ tầm trên 4G LTE hoặc thậm chí 3G).

Tuy nhiên, nhà mạng này có ưu điểm là có các gói trả trước rất đa dạng cho khách hàng lựa chọn. Bạn có thể mua sim của Vodafone ở tất cả các sân bay quốc tế, điều mà không phải đối thủ cạnh tranh nào cũng có được.

Vodafone cũng đã ra mắt eSIM nhưng hiện tại không dành cho khách hàng trả trước. 

3. 2Degrees New Zealand

Còn được gọi là 2Degrees, đây là nhà mạng nhỏ nhất và cũng non trẻ nhất ở New Zealand. Tuy nhiên, chất lượng mạng lại rất tốt. Hiện tại, 2Degrees là nhà mạng có tốc độ mạng 5G NR nhanh nhất so với các đối thủ. 

2Degrees sử dụng các tần số sau:

  • 2G: N/A – ngừng hoạt động vào năm 2018
  • 3G: 900 MHz & 2100 MHz
  • 4G/LTE: 700 MHz (Băng tần 28), 900 MHz (Băng tần 8) & 1800 MHz (Băng tần 3)
  • 5G NR: 3500 MHz (n78)
  • VoLTE: Có (nhưng không trả trước)
  • VoWiFi: Có

Có phạm vi phủ sóng rộng, tuy nhiên, nhà mạng này lại chỉ mới có mạng 5G NR vào đầu năm 2022, trong khi các đối thủ Spark và Vodafone đã có từ đầu/giữa năm 2021. 

2Degrees cũng cung cấp sim cho khách du lịch đến New Zealand, và thậm chí còn được miễn phí giao hàng trên toàn thế giới. Đây là lợi ích mà không phải nhà mạng nào cũng có. 

Phạm vi phủ sóng nhà 2Degrees ở New Zealand - sim du lịch New Zealand
Biểu đồ phạm vi phủ sóng của mạng 5G NR của 2Degrees (nguồn: Speedtest)

III. Sử dụng eSIM thay cho sim vật lý

eSIM New zealand được cung cấp bởi Gigago mang đến khá nhều tiện ích cho khách du lịch như cách cài đặt esim đơn giản, không cần thủ tục rườm rà như sim vật lý. Đặc biệt, sim được tích hợp sẵn vào máy nên bạn không cần phải tháo lắp sim hay sợ sim bị thất lạc trong thời gian di chuyển. Tuy nhiên, để sử dụng loại sim này bạn cần sử dụng thiết bị hỗ trợ eSIM.

Trên đây là những thông tin về sim du lịch New zealand như đặc điểm, mua ở đâu, khoảng giá tham khảo. Ngoài ra, bài viết còn chia sẻ kinh nghiệm mua khá hữu ích giúp tiết kiệm chi phí.