Chuyển vùng dữ liệu là gì? Cách đăng ký, sử dụng chuyển vùng quốc tế

Chuyển vùng dữ liệu (roaming) là quá trình mà điện thoại di động của bạn kết nối với mạng di động khác khi bạn ra khỏi phạm vi phục vụ của nhà mạng hiện tại. Đây là định nghĩa đơn giản của chuyển vùng dữ liệu. Trong thực tế, chuyển vùng dữ liệu có nhiều loại và không phải ai cũng hiểu đầy đủ về chúng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời giúp chuyển vùng dữ liệu là gì, phân loại và hướng dẫn cách chuyển vùng dữ liệu trong nước và quốc tế cực đơn giản.

I. Chuyển vùng dữ liệu là gì? Phân loại

Chuyển vùng dữ liệu là việc bạn sử dụng các dịch vụ di động của một nhà mạng khác với nhà mạng bạn đăng ký. Chuyển vùng dữ liệu thường được dùng khi bạn ở những nơi mà nhà mạng bạn đăng ký không phủ sóng hoặc khi đi nước ngoài.

khái niệm chuyển vùng dữ liệu - data roaming là gì gigago
Chuyển vùng dữ liệu là việc bạn sử dụng các dịch vụ di động của một nhà mạng khác với nhà mạng bạn đăng ký.

Có mấy loại chuyển vùng dữ liệu?

Chuyển vùng dữ liệu (CVDL) được chia thành hai loại bao gồm:

  • Chuyển vùng dữ liệu trong nước
  • Chuyển vùng dữ liệu quốc tế (hay còn gọi là chuyển vùng quốc tế)

Tại Việt Nam, các nhà mạng lớn như Viettel, Vinaphone, MobiFone đã phủ sóng 3G/4G/5G gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, do đó việc sử dụng chuyển vùng trong nước là không phổ biến. Vì vậy, khi nhắc đến chuyển vùng dữ liệu, chúng ta thường liên tưởng ngay đến chuyển vùng dữ liệu quốc tế.

Tuy nhiên, với các quốc gia rộng lớn như Mỹ hay Ấn Độ thì chuyển vùng dữ liệu trong nước lại khá phổ biến.

II. Chuyển vùng quốc tế là gì? Cách thức hoạt động

Chuyển vùng quốc tế (Roaming/CVQT) là việc chuyển sử dụng nhà mạng hiện tại sang nhà mạng khác khi bạn đang ở nước ngoài do nhà mạng hiện tại không phủ sóng tại nước đó.

Dịch vụ chuyển vùng quốc tế là dịch vụ giúp các thuê bao giữ liên lạc khi ra nước ngoài bằng chính số hiện tại đang sử dụng.

Hiện nay các nhà mạng lớn của Việt Nam như đã ký kết chuyển vùng dữ liệu với rất nhiều quốc gia cũng như nhà mạng trên thế giới. Cụ thể, nhà mạng Viettel đã ký kết chuyển vùng dữ liệu với 215 quốc gia / vùng lãnh thổ và 623 nhà mạng trên toàn thế giới.

Các dịch vụ CVQT cũng rất đa dạng, như nghe gọi, truy cập mạng, Roaming Callback, SMSTrip,…

Cách thức hoạt động của chuyển vùng quốc tế như sau:

  • Khi bạn bật chuyển vùng quốc tế và đến một quốc gia khác, điện thoại sẽ tự động tìm kiếm và kết nối với một nhà mạng địa phương có hợp tác với nhà mạng của bạn ở Việt Nam.
  • Lúc này, bạn có thể thực hiện các cuộc gọi, gửi tin nhắn, hay sử dụng dữ liệu di động 3G/4G/5G như bình thường, nhưng thông qua mạng lưới của nhà mạng nước ngoài.
  • Các hoạt động như gọi đi, nhận cuộc gọi, nhắn tin hay truy cập Internet… sẽ được tính phí chuyển vùng quốc tế và thường cao hơn so với sử dụng trong nước.

Lưu ý:

  • Điều kiện tiên quyết để sử dụng chuyển vùng quốc tế là nhà mạng hiện tại của bạn phải có hợp tác với ít nhất một nhà mạng tại quốc gia bạn đến.
    Vì cước chuyển vùng quốc tế khá đắt, bạn có thể lựa chọn các gói chuyển vùng quốc tế có sẵn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

III. Chuyển vùng dữ liệu có mất phí không?

Chuyển vùng dữ liệu trong nước thường không mất phí. Lý do là với sự phát triển của công nghệ và cạnh tranh giữa các nhà mạng thì các nhà mạng lớn đã cho phép chuyển vùng không giới hạn hoặc miễn phí chuyển vùng cho một số khu vực nhất định.

Trong khi đó, chuyển vùng dữ liệu quốc tế có cước phí thường khá cao so với sử dụng dữ liệu trong nước. Lý do là nhà mạng bạn ở Việt Nam của bạn phải trả phí cho nhà mạng nước ngoài để bạn có thể sử dụng mạng lưới của họ. Việc kết nối và định tuyến dữ liệu quốc tế cũng sẽ tốn kém hơn so với trong nước.

Bạn có thể tra cứu giá cước chuyển vùng quốc tế theo quốc gia hoặc loại thuê bao trên website chính thức của các nhà mạng.

Tuy nhiên, để tiết kiệm thì tốt nhất bạn nên đăng ký các gói cước chuyển vùng quốc tế ưu đãi của các nhà mạng.

Ví dụ bảng sau đây là một số gói cước chuyển vùng quốc tế phổ biến của Viettel:

STTLoại góiTên góiPhí đăng ký (VND)Dung lượngThời hạn
11GBASEAN 599.0001GB5 ngày
DR3100.000800MB3 ngày
DR7200.0001.6GB7 ngày
DR5050.0001GB5 ngày
DS7125.0001,5GB + ưu đãi giá cước Thoại, SMS7 ngày
CR200200.000400MB + 10 SMS + 20 phút thoại7 ngày
CR500500.0001.2GB + 20 SMS + 50 phút thoại10 ngày
22GBTHAI599.0002GB5 ngày
ASEAN10175.0002GB10 ngày
33GBCR15199.0003GB + 10 SMS + 30 phút thoại15 ngày
ASEAN15250.0003GB15 ngày
45GBCR30450.0005GB + 50 SMS + 100 phút thoại30 ngày
THAI10199.0005GB10 ngày
TX15500.0005GB15 ngày

Để cập nhật thông tin cập nhật chính xác nhất về dịch vụ và gói cước chuyển vùng quốc tế của các nhà mạng của Việt Nam, hãy tham khảo:

Các gói cước chuyển vùng quốc tế của Viettel đa dạng
Các gói cước chuyển vùng quốc tế của Viettel đa dạng

IV. Chuyển vùng dữ liệu có lợi ích gì?

Chuyển vùng dữ liệu sẽ mang lại cho bạn một số lợi ích sau:

  • Chuyển vùng dữ liệu trong nước: giúp người dùng thực hiện các tính năng nghe gọi, truy cập Internet (3G/4G) tại các khu vực mà nhà mạng hiện tại không có sóng hoặc sóng yếu.
  • Chuyển vùng dữ liệu quốc tế:
    • Vẫn sử dụng được SIM hiện tại khi ở nước ngoài hoặc ở vùng cao nơi không có sóng của nhà mạng hiện tại.
    • Không phải mua SIM mới, không cần tháo lắp SIM.
    • Thanh toán đa dạng, có thể trả trước hoặc trả sau.
    • Có các gói chuyển vùng dữ liệu quốc tế giúp bạn tiết kiệm chi phí.

V. Có nên bật chuyển vùng dữ liệu không? Khi nào nên bật và tắt

Nên bật hay tắt chuyển vùng dữ liệu? gigago
Chỉ nên bật chuyển vùng dữ liệu khi thực sự cần thiết.

Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng bạn KHÔNG NÊN bật chuyển vùng dữ liệu thường xuyên vì chi phí cao và khó kiểm soát.

Một số trường hợp bạn nên bật hoặc tắt chuyển vùng dữ liệu:

Bạn nên bật chuyển vùng dữ liệu khi:

  • Khi đang ở trong nước nhưng mạng di động hiện tại sóng yếu hoặc không có sóng.
  • Muốn giữ số chính để thực hiện cuộc gọi hoặc truy cập Internet khi đang ở nước ngoài. Tuy nhiên, hãy nhớ theo dõi mức sử dụng cẩn thận để tránh phát sinh cước phí cao.

Bạn nên tắt chuyển vùng dữ liệu khi:

  • Ở điều kiện bình thường, nhà mạng hiện tại vẫn hoạt động ổn định và không có vấn đề về sóng hay tín hiệu.
  • Không có nhu cầu nghe gọi, nhận cuộc gọi, tin nhắn bằng SIM chính khi đang ở nước ngoài.
  • Không còn nhu cầu sử dụng chuyển vùng quốc tế khi đã về nước.

Thay vì bật chuyển vùng dữ liệu, hãy cân nhắc các giải pháp thay thế tiết kiệm hơn như dùng WiFi miễn phí, mua SIM du lịch quốc tế hoặc eSIM du lịch, hoặc sử dụng các gói cước chuyển vùng quốc tế phù hợp với nhu cầu sử dụng.

VI. Cách đăng ký chuyển vùng dữ liệu quốc tế

04 cách đăng ký chuyển vùng quốc tế tại Việt Nam:

1. Đăng ký qua ứng dụng của nhà mạng

Các nhà mạng lớn đều có ứng dụng di động cho phép bạn quản lý tài khoản và các dịch vụ. Bạn chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng và tìm mục Chuyển vùng quốc tế hoặc Dịch vụ quốc tế và làm theo hướng dẫn để đăng ký gói cước phù hợp.

Ví dụ: Viettel có My Viettel, Vinaphone có My Vinaphone, còn MobiFone có My MobiFone.

2. Đăng ký qua tin nhắn SMS

Mỗi nhà mạng có cú pháp tin nhắn riêng để đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Bạn có thể tìm kiếm cú pháp tin nhắn trên website của nhà mạng hoặc liên hệ tổng đài để được hỗ trợ.

Ví dụ: để đăng ký chuyển vùng quốc tế qua SMS của các nhà mạng lớn tại Việt Nam, bạn soạn tin nhắn theo cú pháp sau:

  • Viettel: bạn soạn tin nhắn theo cú pháp: CVQT gửi 138,
  • Vinaphone: bạn soạn DK CVQT hoặc IR ON gửi 9123,
  • MobiFone: bạn soạn DK CVQT gửi 999 hoặc bấm *093*1#

3. Đăng ký qua tổng đài

Bạn cũng có thể gọi điện đến tổng đài của nhà mạng và làm theo hướng dẫn của nhân viên tư vấn để đăng ký chuyển vùng quốc tế.

Cụ thể, số tổng đài của các nhà mạng Việt Nam như sau:

  • Viettel: 18001091
  • MobiFone: 18001090
  • Vinaphone: 18001091

4. Đăng ký trực tiếp tại cửa hàng

Bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng giao dịch gần nhất của nhà mạng để được nhân viên hỗ trợ đăng ký chuyển vùng quốc tế. Nhớ mang theo CMND/CCCD.

Lưu ý:

  • Bạn nên tìm hiểu kỹ các điều kiện, cước phí và ưu đãi của các gói chuyển vùng quốc tế trước khi đăng ký.
  • Nên đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế trước chuyến đi để chủ động và đảm bảo dịch vụ được kích hoạt kịp thời.
  • Hãy kiểm tra dung lượng data 4G đã sử dụng để kiểm soát chi phí hiệu quả, tránh cước phí ngoài gói roaming đã đăng ký.

VII. Hướng dẫn cách chuyển vùng dữ liệu cho iPhone và Android

Các bước chuyển vùng dữ liệu sẽ khác nhau tùy vào hãng và dòng điện thoại, nhưng nhìn chung sẽ có các bước cơ bản như sau:

1. Cách chuyển vùng dữ liệu trên iPhone

  • Vào Cài đặt (Settings) > Di động (Cellular)
  • Bật Cellular Data (Dữ liệu di động)
  • Vào Cellular Data Options (Tùy chọn dữ liệu di động)
  • Bật Data roaming (Chuyển vùng dữ liệu)
Các bước chuyển vùng dữ liệu trên iphone
Các bước chuyển vùng dữ liệu trên iPhone rất đơn giản

2. Cách chuyển vùng dữ liệu trên Android

  • Vài Settings (Cài đặt) > chọn Connections / Network and Intertnet (Kết nối)
  • Vào Data usage (Sử dụng dữ liệu di động) > Bật Mobile data (Dữ liệu di động)
  • Vào Mobile Networks (Mạng di động) > Bật Data Roaming (Chuyển vùng dữ liệu)

Chọn Mạng di động (Mobile networks) > gạt thanh ngang để kích hoạt Chuyển vùng dữ liệu

Lưu ý: Nếu khu vực Chuyển vùng dữ liệu bị màu xám, hãy kiểm tra xem Dữ liệu di động (Mobile data) đã được bật chưa.

Các bước Các bước chuyển vùng dữ liệu trên Android 1-2-3
Các bước chuyển vùng dữ liệu trên Android (1-2-3)
Các bước Các bước chuyển vùng dữ liệu trên Android 4-5-6
Các bước chuyển vùng dữ liệu trên Android (4-5-6)

VIII. Các lỗi thường gặp khi chuyển vùng dữ liệu và cách xử lý

Khi thực hiện chuyển vùng dữ liệu, bạn có thể gặp một số lỗi sau đây:

1. Lỗi không thể thực hiện hoặc nhận cuộc gọi

Giải pháp:

  • Kiểm tra xem đã bật Dữ liệu di động và Data roaming chưa
  • Nếu đã bật mà vẫn bị lỗi thì thử tắt thiết bị khoảng 10 giây rồi khởi động lại.
  • Sau đó kiểm tra thiết bị có kết nối tín hiệu không. Nếu không có, hãy thử tìm kiếm và kết nối thủ công với nhà mạng hiện tại.
  • Sau khi đã kết nối mạng, hãy thử gọi đến một số điện thoại nào đó hoặc nhờ ai đó gọi cho bạn.
  • Nếu vẫn không được, hãy liên hệ với nhà mạng để nhờ hỗ trợ.

2. Lỗi không thể gửi hoặc nhận tin nhắn văn bản

Giải pháp:

  • Kiểm tra xem thiết bị có tín hiệu không, chế độ máy bay đã tắt chưa, và WiFi đã tắt chưa
  • Kiểm tra xem đã bật Dữ liệu di động và data roaming chưa
  • Nếu các cách trên vẫn không được thì thử tắt thiết bị, đợi 10 giây rồi khởi động lại, sau đó thử gửi tin nhắn cho chính mình
  • Nếu không thực hiện được, hãy liên hệ nhà mạng để được hỗ trợ.

3. Lỗi không thể sử dụng dữ liệu di động

Giải pháp:

  • Kiểm tra xem đã bật Dữ liệu di động và data roaming chưa
  • Nếu đã bật mà vẫn chưa dùng được thì hãy tắt thiết bị, đợi khoảng 10 giây rồi khởi động lại, sau đó kiểm tra.
  • Nếu vẫn chưa dùng được mobile data, hãy gọi số hotline cụ thể của nhà mạng. Thao tác này sẽ kích hoạt chuyển vùng dữ liệu trong trường hợp bị tắt hoặc không hoạt động.

IX. Cách tiết kiệm chi phí khi chuyển vùng dữ liệu

Để tiết kiệm chi phí khi chuyển vùng dữ liệu, hãy thực hiện các mẹo sau:

  • Chỉ bật chuyển vùng dữ liệu khi thực sự cần thiết
  • Tắt các ứng dụng nền để tránh lãng phí cước khi dùng chuyển dùng dữ liệu
  • Thiết lập giới hạn sử dụng dữ liệu trên thiết bị
  • Tận dụng WiFi miễn phí
  • Dùng các gói cước chuyển vùng dữ liệu để tiết kiệm chi phí (Ví dụ Viettel DataRoaming chỉ từ 20.000 VND/ngày).

X. Câu hỏi thường gặp

Có thể nhận cuộc gọi khi tắt chuyển vùng dữ liệu không?

Bạn có thể nhận cuộc gọi nếu tắt chuyển vùng dữ liệu trong trường hợp thiết bị của bạn đang trong vùng phủ sóng của nhà mạng. Nếu tắt chuyển vùng dữ liệu và thiết bị của bạn không ở vùng phủ sóng của nhà mạng bạn đang sử dụng thì bạn không thể nhận cuộc gọi.

Chuyển vùng quốc tế có bị giới hạn không?

Chuyển vùng dữ liệu quốc tế cũng có giới hạn về tốc độ và dữ liệu di động. Thường thì tốc độ chuyển vùng sẽ bị giảm so với sử dụng trong nước, ngay cả khi bạn đang sử dụng mạng 4G hoặc 5G. Điều này là do việc kết nối và định tuyến dữ liệu quốc tế phức tạp hơn và có thể bị nghẽn mạng.
Đôi khi nhà mạng thường ưu tiên băng thông cho người dùng trong nước, do đó người dùng chuyển vùng có thể gặp tốc độ chậm hơn, đặc biệt vào giờ cao điểm.
Ví dụ, với nhà mạng T-Mobile của Mỹ, giới hạn dữ liệu chuyển vùng trong nước ở mức 200MB, trong khi nhà mạng AT&T Mỹ lại chỉ cho phép sử dụng 100MB.

Làm thế nào để biết điện thoại đang roaming? Cách kiểm tra

Có 2 cách để kiểm tra xem điện thoại đang roaming không:
– Cách 1: bạn soạn tin theo cú pháp của từng nhà mạng để tiến hành kiểm tra.
– Cách 2: bạn có thể thực hiện theo các bước sau cho từng thiết bị:
+ Iphone: Vào cài đặt > Di động > Bật dữ liệu di động > Tùy chọn dữ liệu > Kiểm tra chuyển vùng dữ liệu đang bật hay tắt
+ Samsung: Vào cài đặt > Thẻ SIM & mạng di động > Bật dữ liệu di động > Chuyển vùng dữ liệu > Kiểm tra chuyển vùng quốc tế đang bật hay tắt
+ Oppo: Cài đặt > Thẻ SIM và dữ liệu di động > Sim1 > Bật dữ liệu > Kéo xuống và kiểm tra chuyển vùng dữ liệu có bật hay không
+ Google Pixel: Vào cài đặt > Mạng dữ liệu > Mạng & Internet > Bật mạng di động > Kéo xuống và kiểm tra chuyển vùng dữ liệu có bật hay không.

Chuyển vùng dữ liệu 4G là gì?

Chuyển vùng dữ liệu 4G về cơ bản cũng giống như chuyển vùng dữ liệu thông thường, nhưng áp dụng riêng cho mạng 4G. Để CVDL 4G, điện thoại của bạn phải hỗ trợ mạng 4G; nhà mạng của bạn phải có thỏa thuận chuyển vùng 4G với nhà mạng tại khu vực bạn đến; và bạn đã đăng ký dịch vụ chuyển vùng quốc tế (nếu đi nước ngoài) hoặc chuyển vùng trong nước (nếu nhà mạng yêu cầu).

Có thể nói, chuyển vùng dữ liệu là dịch vụ hữu ích chỉ cho một số trường hợp nhất định. Do cước phí chuyển vùng dữ liệu rất đắt đỏ và nhiều du khách thường lựa chọn mua SIM hoặc eSIM du lịch khi ra nước ngoài để được thoải mái truy cập internet mà không mất phí chuyển vùng dữ liệu. 

Nếu có nhu cầu sử dụng eSIM bạn có thể liên hệ ngay tới số Hotline 0876836168 của Gigago để được chúng tôi tư vấn chi tiết về các gói esim du lịch nước ngoài nhé!