SIM du lịch Nga là giải pháp giúp khách du lịch hoặc người đi công tác tại Nga nghe gọi, nhắn tin, truy cập Internet mà không cần dùng dịch vụ chuyển vùng quốc tế (roaming) đắt đỏ. Đây là cách tiết kiệm, thuận tiện để duy trì liên lạc suốt thời gian ở Nga. […]
7+ Thông tin về SIM du lịch Nhật Bản cần biết trước khi mua
Khi đi du lịch nước ngoài nói chung và du lịch Nhật Bản nói riêng, để giữ liên lạc với mọi người cũng như truy cập internet một cách dễ dàng thì sử dụng SIM hoặc eSIM du lịch là một trong những cách tối ưu nhất. Cùng Gigago tìm hiểu những thông tin, kinh nghiệm mua SIM du lịch Nhật Bản, từ có mấy loại, mua ở đâu, chọn nhà mạng nào, chi phí, đến giải pháp kết nối tối ưu nhất giúp chuyến đi đến xứ sở Mặt trời mọc của bạn thật suôn sẻ và trọn vẹn.
I. Vì sao nên mua SIM du lịch Nhật Bản?
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu về công nghệ, nơi các dịch vụ như giao thông, ẩm thực, và giải trí đều tích hợp công nghệ cao. Do đó, du khách cần kết nối Internet liên tục để thuận tiện tra cứu bản đồ (như Google Maps), dịch thuật, đặt vé tàu/xe (trên ứng dụng JR Pass hoặc Hyperdia), dùng các ứng dụng AI, hoặc tìm kiếm thông tin du lịch mọi lúc, mọi nơi.
SIM du lịch Nhật Bản là giải pháp thông minh giúp bạn sở hữu kết nối Internet tốc độ cao 4G/5G liên tục, ổn định, với chi phí tiết kiệm và tiện lợi hơn so với các phương thức kết nối khác.
Dưới đây là so sánh chi phí khi sử dụng SIM du lịch Nhật Bản so với các phương thức kết nối khác:
- SIM du lịch vật lý Nhật Bản: Gói 1GB/ngày, sử dụng trong 7 ngày, giá 160.000 VND (nhà mạng KDDI).
- eSIM Nhật Bản: Gói 1GB/ngày, sử dụng trong 7 ngày, giá 249.000 VND, dùng các nhà mạng Docomo/KDDI/Softbank (Ví dụ dụ: gói eSIM Nhật từ Gigago).
- Cục phát WiFi: Gói 1GB/ngày tốc độ cao, không giới hạn tốc độ thấp, giá 100.000 VND/ngày (tương đương 700.000 VND/7 ngày) cộng thêm phí đặt cọc (thường từ 1-2 triệu VND, hoàn lại sau khi trả thiết bị).
- Chuyển vùng quốc tế (roaming): Gói DR7, 2GB sử dụng trong 7 ngày, giá 250.000 VND.
II. Tổng quan về SIM du lịch Nhật Bản
1. SIM du lịch Nhật Bản là gì?
SIM du lịch Nhật Bản là loại SIM trả trước, cho phép du khách truy cập Internet, gọi điện, nhắn tin trong chuyến đi mà không phải chịu phí chuyển vùng quốc tế (roaming). Đây thường là SIM ngắn hạn, với thời hạn sử dụng từ 1-30 ngày, sử dụng mạng của các nhà cung cấp dịch vụ địa phương. Không thông qua nhà mạng trung gian, SIM du lịch giúp tối ưu tốc độ, chất lượng sóng và chi phí.
2. Phân loại SIM du lịch Nhật Bản
SIM du lịch Nhật Bản được chia thành 2 nhóm chính:
- SIM vật lý: Là SIM nhựa truyền thống, dùng cho các điện thoại có khe cắm SIM. Loại này phổ biến nhưng hơi bất tiện vì cần tháo lắp SIM.
- eSIM: Là SIM điện tử được tích hợp trực tiếp trong thiết bị di động. Người dùng chỉ cần quét mã QR để cài đặt, không cần tháo lắp. eSIM tiện lợi và bảo mật hơn SIM vật lý, nhưng yêu cầu điện thoại hỗ trợ công nghệ eSIM.
Lưu ý: Theo luật pháp Nhật Bản, người mua SIM cần đăng ký số điện thoại chính xác để đảm bảo tuân thủ quy định. Do đó hầu hết SIM du lịch Nhật Bản trên thị trường là SIM 4G chỉ có data để truy cập Internet, không thể thực hiện cuộc gọi, nhắn tin qua số điện thoại.
3. Nhà mạng cung cấp SIM du lịch ở Nhật Bản
Nhật Bản có 3 nhà mạng lớn cung cấp SIM cho khách du lịch:
- NTT Docomo: là nhà mạng lớn nhất Nhật Bản với vùng phủ sóng rộng, chiếm thị phần tới 36%. Nhược điểm là giá dịch vụ cao hơn so với các đối thủ.
- KDDI (au): là nhà mạng lớn thứ hai tại Nhật, chiếm 27% thị phần, có vùng phủ sóng và chất lượng ổn định. Mức giá dịch vụ của KDDI thấp hơn NTT, với đa dạng gói cước phù hợp cho du khách.
- Softbank: là nhà mạng lớn thứ ba của Nhật, chiếm 21% thị phần, nổi tiếng với chất lượng dịch vụ tốt và giá cạnh tranh. Tuy độ phủ sóng thấp hơn hai nhà mạng trên, nhưng mức giá hợp lý nên đây vẫn được nhiều du khách lựa chọn.
Nhìn chung chất lượng dịch vụ di động ở Nhật Bản rất tốt nên bạn không cần lo lắng về vấn đề kết nối trong chuyến đi. Nếu đi chủ yếu ở khu vực thành phố thì Softbank là lý tưởng. Nếu đi các vùng núi hoặc nông thôn thì NTT Docomo hoặc KDDI là lựa chọn phù hợp.
4. Mua SIM đi Nhật Bản ở đâu?
Bạn có thể mua SIM trước khi khởi hành tại Việt Nam hoặc sau khi đến Nhật Bản. Mua tại Việt Nam thường tiện lợi hơn, giúp bạn chủ động chọn gói cước phù hợp, tiết kiệm chi phí và có Internet ngay khi đặt chân đến Nhật Bản.
- Mua tại Việt Nam: Bạn có thể mua trực tuyến qua các website như Klook, Simdulich.com, hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee. Ưu điểm là không cần xuất trình giấy tờ cá nhân (chỉ cần cung cấp địa chỉ và số điện thoại). SIM sẽ được giao tận nơi, giúp bạn tiết kiệm thời gian chuẩn bị.
- Mua tại sân bay Nhật: Nếu không kịp chuẩn bị trước, bạn có thể mua SIM tại quầy của nhà mạng hoặc cửa hàng tiện lợi ở sân bay quốc tế của Nhật. Ví dụ, tại sân bay Narita, bạn sẽ thấy quầy SIM của Softbank hoặc Air BIC CAMERA (tại tầng 4, Terminal 2), hoặc cửa hàng Lawsons (tại Terminal 3) có cung cấp đa dạng gói SIM du lịch. Giá khoảng 400.000 VND cho 1.5GB sử dụng trong 30 ngày. Nhược điểm là giá SIM thường cao hơn so với mua tại Việt Nam, cần xuất trình hộ chiếu và có thể gặp khó khăn về ngôn ngữ k, đặc biệt nếu bạn không quen giao tiếp bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.
III. Các gói SIM du lịch Nhật Bản phổ biến và giá
Một số gói SIM du lịch Nhật Bản phổ biến trên thị trường như sau:
- Gói data theo ngày: 1GB/ngày – 2GB/ngày data tốc độ cao, sử dụng trong 4 – 15 ngày, giá từ 160.000 – 576.000 VND
- Gói data tổng: 8GB – 50GB, sử dụng trong 8 – 30 ngày, giá từ 399.000 – 2.295.000 VND
Thông tin chi tiết của từng gói SIM, bao gồm dung lượng, thời hạn sử dụng, tính năng và giá, thay đổi tùy theo nhà cung cấp. Giá mua thực tế có thể thấp hơn giá công bố nhờ áp dụng các hình thức khuyến mãi như coupon hoặc miễn phí vận chuyển.
IV. Nên mua SIM vật lý hay eSIM du lịch Nhật Bản?
Việc chọn SIM vật lý hay eSIM phụ thuộc chủ yếu vào thiết bị bạn dùng, ngoài ra có thể cân nhắc thêm nhu cầu kết nối và ưu tiên về sự thuận tiện, bảo mật.
SIM vật lý tương thích với hầu hết các dòng điện thoại. Nếu điện thoại của bạn chỉ có khe cắm SIM và không hỗ trợ eSIM thì SIM vật lý là lựa chọn duy nhất.
Tuy nhiên, hầu hết các dòng điện thoại mới hiện nay đều có khả năng dùng eSIM (iPhone từ XS trở lên, Samsung Galaxy S20 trở lên và Google Pixel 3 trở lên). Nếu điện thoại tương thích thì eSIM là lựa chọn tối ưu bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội so với SIM vật lý:
- Chỉ cần quét mã QR (gửi qua email hoặc website sau khi mua) để kích hoạt, không cần tháo lắp.
- Dễ chuyển đổi gói cước hoặc nhà mạng mà không cần thay SIM.
- Giữ SIM chính hoạt động đồng thời, tiện cho việc duy trì liên lạc và hạn chế rủi ro thất lạc SIM chính sau chuyến đi.
V. Cách kích hoạt và sử dụng SIM Nhật Bản
- SIM vật lý: bạn lắp SIM Du lịch Nhật Bản vào khe SIM 1, bật chuyển vùng dữ liệu (Data roaming) sau khi đến nơi. Lưu ý là một số SIM yêu cầu nhập mã hoặc đăng ký qua link trên bao bì.
- eSIM: bạn quét mã QR để cài đặt eSIM. Mã QR này thường được nhà cung cấp gửi qua app hoặc email mà bạn đã đăng ký. Sau đó bật Data roaming khi đến Nhật Bản.
VI. Lưu ý khi mua và sử dụng SIM du lịch Nhật Bản
- Xác định nhu cầu: Chọn SIM chỉ data để truy cập Internet, tiết kiệm chi phí so với SIM có thoại/SMS. Dùng ứng dụng như WhatsApp, Zalo để gọi/nhắn tin qua Internet.
- Kiểm tra thiết bị: Đảm bảo điện thoại không bị khóa mạng (SIM lock). eSIM chỉ dùng được trên thiết bị hỗ trợ (iPhone XS+, Samsung S20+, Pixel 3+).
- Chuẩn bị giấy tờ: Mang hộ chiếu khi mua SIM tại Nhật Bản (sân bay Haneda, cửa hàng tiện lợi). Mua online tại Việt Nam qua Klook, Shopee, Gigago,… không cần giấy tờ.
- Tiết kiệm dữ liệu: Tắt cập nhật ứng dụng tự động, dùng Wi-Fi công cộng (quán cà phê, khách sạn) để giảm tiêu thụ data.
- Theo dõi dung lượng: Kiểm tra mức sử dụng dữ liệu qua cài đặt điện thoại hoặc ứng dụng chuyên biệt để quản lý gói cước hiệu quả.
VII. Câu hỏi thường gặp khi dùng SIM du lịch Nhật Bản
1. SIM du lịch Nhật Bản có tính năng nghe gọi, nhắn tin không?
Có, nhưng tùy theo nhà cung cấp và gói cước bạn chọn. Đa số SIM bán trên thị trương hiện nay là SIM 4G Nhật Bản chỉ có data. Tuy nhiên bạn vẫn có thể gọi điện, nhắn tin qua các ứng dụng nghe gọi như Zalo, WhatsApp, Telegram, Messenger, Skype,… bằng kết nối Internet từ dữ liệu di động.
2. SIM du lịch Nhật Bản có thể nạp tiền không?
Hầu hết SIM du lịch trả trước đều không hỗ trợ nạp tiền trực tiếp. Nếu đã dùng hết dung lượng hoặc hết thời hạn của gói, bạn có thể mua SIM mới hoặc chuyển sang dùng eSIM nếu điện thoại hỗ trợ.
3. Tôi có thể truy cập những app HelloTalk, Azar, Japan Social không?
Có. Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể truy cập những ứng dụng khác của Việt Nam như Zalo khi vi vu tại Nhật.