Cách gọi từ Trung Quốc về Việt Nam

Dù bạn đang ở Trung Quốc hay chuẩn bị lên đường, việc tìm một giải pháp gọi về Việt Nam tiết kiệm, ổn định và dễ sử dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Nhiều du khách, du học sinh và người đi công tác gặp khó khăn khi liên lạc vì cước phí quốc tế đắt đỏ, mạng không ổn định hoặc ứng dụng bị chặn. Dưới đây là phân tích chi tiết 04 cách gọi từ Trung Quốc về Việt Nam phổ biến nhất.

Cách gọi từ Trung Quốc về Việt Nam

I. 4 cách gọi từ Trung Quốc về Việt Nam

Hiện nay, có nhiều phương án để gọi điện từ Trung Quốc về Việt Nam, phù hợp với từng nhu cầu và điều kiện sử dụng khác nhau. Dưới đây là 5 cách phổ biến nhất:

1. Roaming quốc tế

Dịch vụ roaming quốc tế giúp bạn giữ nguyên số điện thoại Việt Nam để nhận/gọi cuộc gọi khi ở Trung Quốc. Đây là lựa chọn phù hợp với doanh nhân, người đi công tác ngắn ngày hoặc những ai cần duy trì liên lạc với đối tác, ngân hàng, dịch vụ đăng ký bằng số Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí roaming thường cao hơn so với các phương án khác. Dưới đây là một số gói cước phổ biến từ ba nhà mạng lớn tại Việt Nam:

Nhà mạngTên góiPhí đăng kýDung lượngThời gian sử dụngCú pháp đăng ký
ViettelTQ599.000đ1GB5 ngày TQ5 gửi 191
MobifoneGC500.000đ5GB10 ngàyDK GC gửi 9199
VinaphoneR10500.000đ1.500MB30 ngàyDK R10 gửi 9123

2. Gọi qua WiFi và ứng dụng VoIP

Nếu bạn có kết nối WiFi ổn định tại khách sạn, quán cà phê hoặc các địa điểm công cộng, việc sử dụng các ứng dụng gọi qua internet như Zalo, WhatsApp, Skype, Viber là một lựa chọn tiết kiệm. Tuy nhiên, WiFi công cộng tại Trung Quốc không phải lúc nào cũng dễ tìm, tốc độ có thể không ổn định và thường yêu cầu đăng ký bằng số điện thoại nội địa. Ngoài ra, việc sử dụng WiFi miễn phí ở nơi công cộng tiềm ẩn nguy cơ bảo mật, đặc biệt khi thực hiện các cuộc gọi quan trọng.

Lưu ý: Một số ứng dụng như Facebook Messenger, Google Duo bị chặn tại Trung Quốc do chính sách kiểm soát internet. Nếu cần, bạn có thể sử dụng VPN để truy cập, nhưng hãy cân nhắc vì không phải VPN nào cũng hoạt động ổn định tại đây.

3. SIM/eSIM du lịch

SIM và eSIM du lịch Trung Quốc là lựa chọn phổ biến giúp du khách duy trì kết nối internet và liên lạc dễ dàng trong suốt hành trình.

  • SIM du lịch Trung Quốc: Đây là SIM vật lý được đăng ký sẵn với nhà mạng Trung Quốc, cho phép gọi nội địa và quốc tế, đồng thời sử dụng dữ liệu di động mà không cần WiFi. Tuy nhiên, để sử dụng, bạn cần tháo SIM chính và lắp SIM mới, điều này có thể gây bất tiện, dễ thất lạc SIM gốc và bỏ lỡ cuộc gọi/tin nhắn quan trọng.
  • eSIM du lịch Trung Quốc: Là phiên bản SIM điện tử giúp kích hoạt trực tiếp trên điện thoại mà không cần tháo lắp. Với eSIM, bạn có thể truy cập internet ổn định, gọi qua các ứng dụng VoIP mà vẫn giữ được SIM chính để nhận cuộc gọi, SMS từ Việt Nam (nếu bật roaming). Đây là giải pháp hiện đại, tiện lợi, phù hợp với những ai ưu tiên sự nhanh chóng và linh hoạt. 

4. Gọi từ điện thoại cố định hoặc buồng điện thoại công cộng

Trong một số trường hợp, nếu không có SIM, eSIM hoặc kết nối internet, bạn vẫn có thể gọi từ điện thoại cố định hoặc buồng điện thoại công cộng tại Trung Quốc. Mặc dù không phổ biến như trước, đây vẫn là giải pháp dự phòng hữu ích khi cần liên lạc về Việt Nam.

  • Gọi từ điện thoại cố định: Các khách sạn, văn phòng hoặc cửa hàng dịch vụ viễn thông thường cung cấp điện thoại cố định cho khách sử dụng. Cước phí sẽ do nhà cung cấp dịch vụ quy định, thường cao hơn so với các phương án khác. Trước khi gọi, bạn nên hỏi trước về mức phí để tránh chi phí phát sinh không mong muốn.
  • Gọi từ buồng điện thoại công cộng: Một số khu vực như sân bay, ga tàu hoặc trung tâm thành phố vẫn duy trì buồng điện thoại công cộng. Bạn có thể sử dụng thẻ điện thoại quốc tế hoặc tiền xu nội tệ để thực hiện cuộc gọi. Tuy nhiên, số lượng buồng điện thoại đã giảm đáng kể do sự phổ biến của điện thoại di động, nên phương án này có thể không phải lúc nào cũng khả dụng.

📌 Cách gọi từ Trung Quốc về Việt Nam qua điện thoại cố định/buồng điện thoại công cộng:

+ Từ Trung Quốc gọi về các số cố định tại Việt Nam: Quay [+84] – [Mã vùng] – [Số ĐT cần gọi]. Ví dụ: Để gọi thuê bao 32892299 tại Hà Nội, bạn bấm số như sau: +84 24 32892299 . Mã vùng là mã điện thoại của các tỉnh, thành phố (Hà Nội là 24, TP. Hồ Chí Minh là 28…)

+ Từ Trung Quốc gọi cho các thuê bao di động tại Việt Nam: Quay [+84] – [Số ĐT cần gọi]. Ví dụ: Để gọi đến thuê bao 0911476289 đang ở Việt Nam, bạn bấm số như sau: +84 911476289.

Đây là phương án mang tính dự phòng, phù hợp khi các phương thức liên lạc khác không khả dụng.

II. So sánh ưu và nhược điểm của các cách gọi từ Trung Quốc về Việt Nam

Để giúp bạn dễ dàng lựa chọn phương án phù hợp, dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa 04 cách gọi từ Trung Quốc về Việt Nam:

Phương phápƯu điểmNhược điểmPhù hợp với ai?
Roaming quốc tế– Giữ nguyên số điện thoại Việt Nam để nhận/gọi cuộc gọi.
– Không cần đổi SIM, tiện lợi.
– Chi phí cao, cước gọi và data đắt.
– Phải đăng ký dịch vụ trước với nhà mạng.
Người cần giữ số điện thoại Việt Nam để liên lạc công việc hoặc nhận OTP.
Gọi qua WiFi và ứng dụng VoIP– Tiết kiệm chi phí, nhiều ứng dụng miễn phí (Zalo, Skype, WhatsApp, Viber, v.v.).
– Không cần SIM, chỉ cần kết nối internet.
– Phụ thuộc vào WiFi hoặc data di động.
– Một số ứng dụng bị chặn tại Trung Quốc, cần VPN để truy cập.
– Người có sẵn WiFi hoặc eSIM/SIM có data.
– Du khách ngắn ngày không cần số điện thoại Trung Quốc.
SIM/eSIM du lịch– Kết nối ổn định, không phụ thuộc vào WiFi.
– Dễ sử dụng, chỉ cần lắp SIM hoặc quét mã QR với eSIM.
– Dữ liệu di động tốc độ cao, phù hợp cho cả gọi điện và sử dụng internet.
– SIM vật lý: cần tháo SIM chính, dễ mất SIM gốc.
– eSIM: Cần thiết bị hỗ trợ công nghệ eSIM.
– Cần điện thoại mở khóa mạng (unlocked)
Người cần liên lạc thường xuyên, di chuyển nhiều và muốn kết nối ổn định.
Gọi từ điện thoại cố định/buồng công cộng– Không cần SIM hay internet.
– Phù hợp khi không có thiết bị cá nhân hoặc sóng di động yếu.
– Ít phổ biến, khó khăn khi tìm buồng điện thoại công cộng.
– Cước gọi có thể cao nếu không sử dụng thẻ điện thoại quốc tế.
– Người không có SIM hoặc internet, chỉ cần gọi khẩn cấp về Việt Nam.

Qua bảng so sánh trên, mỗi phương án đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, eSIM du lịch nổi lên như một giải pháp cân bằng giữa chi phí và tiện ích, đặc biệt phù hợp cho những người cần kết nối ổn định và linh hoạt trong suốt chuyến đi.

III. eSIM Gigago – Giải pháp tối ưu khi gọi từ Trung Quốc về Việt Nam

eSIM du lịch Trung Quốc từ Gigago là giải pháp đơn giản và hiệu quả để giữ liên lạc với người thân tại Việt Nam nhờ tính năng dễ sử dụng và đa dạng gói cước. Không chỉ tiết kiệm chi phí so với roaming quốc tế, eSIM Gigago còn giúp bạn kết nối internet và sử dụng các ứng dụng nhắn tin, gọi điện quen thuộc như WhatsApp, Telegram, Messenger mà không cần cài đặt VPN.

eSIM Trung Quốc của Gigago cho phép truy cập Google, FB mà không cần cài VPN

Với nhiều gói cước linh hoạt từ 1-30 ngày, bạn có thể lựa chọn data không giới hạn hoặc theo gói cố định với giá chỉ từ 39.000 VNĐ. Việc kích hoạt eSIM cũng đơn giản chỉ trong vài phút, không cần thay đổi SIM vật lý. Để chọn gói cước phù hợp nhất, bạn chỉ cần cân nhắc thời gian lưu trú và lượng data cần dùng.

Dù bạn chọn phương án nào, điều quan trọng nhất là đảm bảo liên lạc ổn định và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy cân nhắc kỹ về chi phí, sự tiện lợi và khả năng kết nối để có trải nghiệm liên lạc thuận lợi khi gọi từ Trung Quốc về Việt Nam.