So sánh gói chỉ dữ liệu (data) vs. gói có số điện thoại – Chọn loại nào?

Khi mua SIM/eSIM du lịch, một trong những câu hỏi phổ biến là “Tôi nên chọn gói chỉ dữ liệu hay gói có số điện thoại”. Câu trả lời thực tế phụ thuộc vào thời gian lưu trú, cách bạn liên lạc, ngân sách cũng như các nhu cầu cá nhân khác. Bài viết này giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa hai nhóm gói cước và biết nên chọn gói nào để vừa tiết kiệm vừa tối ưu trải nghiệm.

So sánh gói chỉ dữ liệu với gói có số điện thoại

I. Phân biệt gói chỉ dữ liệu và gói có số điện thoại

1. Gói data-only (Chỉ dữ liệu)

Gói data-only cung cấp 4G/5G cho phép truy cập Internet nhưng không kèm số điện thoại. Mọi cuộc gọi, tin nhắn phải thực hiện qua ứng dụng OTT. Giá gói chỉ có dữ liệu thường rẻ hơn 20 – 40 % so với gói có số điện thoại và không sợ phát sinh cước.

2. Gói data + Voice/SMS (kèm số điện thoại)

Gói data + Voice/SMS vẫn có dữ liệu như trên, đồng thời cấp số địa phương để bạn gọi – nhận SMS truyền thống, nhận OTP, liên lạc khẩn cấp. Các gói SIM/eSIM du lịch có số điện thoại thường tặng sẵn phút/SMS nhưng nếu dùng vượt gói sẽ tính theo bảng giá nhà mạng.

Sau đây là bảng so sánh 2 loại gói cước giúp bạn dễ hình dung và chọn lựa:

Tiêu chíData-only (chỉ dữ liệu)Data + Voice/SMS (có số điện thoại)
Số điện thoại đi kièmKhôngCó – số địa phương/đa quốc gia
Truy cập Internet
Gọi/SMS truyền thốngKhông (phải dùng ứng dụng OTT)Có, tính cước theo nhà mạng hoặc phút/SMS tặng kèm
Nhận OTP dịch vụ/ngân hàngKhông
Chi phí góiGiá rẻ (thấp hơn gói có số từ 20-40%)Cao hơn, có thể phát sinh cước ngoài gói
Đối tượng phù hợpDu lịch ngắn ngày, chỉ cần dữ liệuLưu trú dài, cần liên lạc nội địa, gọi khẩn cấp

II. Khi nào nên chọn gói chỉ dữ liệu?

Bạn nên chọn gói data-only nếu:

  • Chuyến đi dưới 30 ngày
  • Tất cả các liên lạc như chat, gọi, nhắn tin hay như cầu tìm kiếm thông tin,…đều dùng qua Internet
  • Không cần nhận OTP, không cần gọi taxi/trung tâm hỗ trợ bằng số địa phương.

III. Khi nào cần gói có số điện thoại?

Hãy mua gói có số điện thoại nếu:

  • Bạn lưu trú dài ngày như du học, công tác, “digital nomad” (dân du mục số),…
  • Bạn cần số địa phương để nhận OTP của ngân hàng, ví điện tử, dịch vụ công; đặt khách sạn, thuê xe tự lái, gọi taxi truyền thống…
  • Bạn thường xuyên gọi/nhắn tin thường xuyên với người bản xứ hoặc cơ quan nhà nước.
  • Bạn cần kênh liên lạc khẩn cấp khi mất Internet (cảnh sát, cấp cứu).

Phần lớn eSIM du lịch trên thị trường chỉ cung cấp dữ liệu. Riêng với một số quốc gia cụ thể hoặc nhà cung cấp cụ thể như Gigago mới phát hành eSIM kèm số điện thoại (ví dụ eSIM Thái Lan, eSIM Lào, eSIM các nước Châu Âu,…).
► Tham khảo danh sách gói eSIM của Gigago để được linh hoạt lựa chọn gói cước theo nhu cầu.

IV. Mẹo tối ưu chi phí khi cần cả dữ liệu và cuộc gọi

Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để tối ưu khi cần cả dữ liệu và cuộc gọi:

  • Kết hợp eSIM data-only làm nguồn data chính, SIM chính để nhận cuộc gọi và tin nhắn.
  • Ưu tiên VoIP khi có WiFi/4G, chỉ dùng phút thoại truyền thống khi thật sự cần.
  • Tắt chuyển vùng quốc tế trên SIM chính để tránh cước ngoài ý muốn.
  • Theo dõi dung lượng còn lại để mua bổ sung gói kịp thời để không gián đoạn kết nối.