Bộ phát WiFi di động là gì? Ưu nhược điểm – cách dùng

Bộ phát WiFi di động (còn gọi là MiFi/Mobile WiFi/Pocket WiFi) là thiết bị nhỏ gọn có khả năng chuyển đổi sóng di động 3G/4G/5G thành sóng WiFi, cho phép nhiều thiết bị kết nối Internet cùng lúc thông qua một điểm phát sóng không dây. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết bộ phát WiFi di động là gì, cách hoạt động, ưu và nhược điểm, cách dùng và một số thông tin hữu ích khác.

Bộ phát WiFi di động là gì

I. Bộ phát WiFi di động là gì?

Bộ phát WiFi di động là thiết bị kết nối Internet không dây nhỏ gọn, sử dụng SIM card để thu sóng di động 3G/4G/5G từ nhà mạng để chuyển đổi thành sóng WiFi và phát sóng cho các thiết bị khác xung quanh.

Tương tự như việc phát WiFi từ điện thoại, nhưng đây là thiết bị chuyên dụng với nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

Ai nên dùng cục phát WiFi di động 3G/4G?

Bộ phát WiFi di động 3G/4G phù hợp với nhưng ai thường xuyên di chuyển như khách du lịch; người làm việc từ xa hoặc freelancer; học sinh, sinh viên học trực tuyến ở nơi không có WiFi. Đặc biệt, khách du lịch có nhiều thiết bị hoặc đi theo nhóm là đối tượng lý tưởng để mua và sử dụng cục phát WiFi. Ngoài ra, nếu bạn thường dùng 3G/4G nhưng sợ điện thoại bị nóng máy thì có thể dùng MiFi để hạn chế vấn đề này.

II. 4 Đặc điểm chính của bộ phát WiFi di động

Sau đây là những đặc điểm chính của bộ phát WiFi di động:

1. Tốc độ truyền tải phụ thuộc vào công nghệ mạng

  • Mạng 4G LTE: Tốc độ thực tế đạt 20-50Mbps
  • Mạng 5G: Có thể đạt tới 100-200Mbps

Với tốc độ này, bạn có thể dễ dàng video HD, tham gia họp trực tuyến, hay chơi game online mượt mà.

2. Dung lượng pin là 2000 – 6000mAh

Dung lượng Pin phổ biến của một cục phát WiFi di động là 2000 – 6000mAh cho phép sử dụng liên tục 6-12 tiếng tùy điều kiện. Bạn có thể sạc nhanh trong 2-3 giờ để đầy pin hoặc vừa sạc vừa dùng, đảm bảo không gián đoạn kết nối.

3. Số lượng thiết bị kết nối từ 5-32 thiết bị

Sử dụng bộ phát WiFi di động, bạn có thể kết nối 5-10 thiết bị cùng lúc với gói cơ bản và 10-32 thiết bị đối với gói cao cấp. Tốc độ truy cập Internet sẽ không bị giảm khi kết nối 4-5 thiết bị cùng lúc do cục phát WiFi sẽ tự động cân bằng tải cho nhiều thiết bị.

4. Phạm vi phát sóng 5-15m

Trong điều kiện lý tưởng, thiết bị có thể phát sóng hiệu quả trong bán kính 5-8m nếu sử dụng trong nhà và có thể đạt tới 10-15m ở không gian ngoài trời không có vật cản. Khoảng cách này sẽ giảm đáng kể nếu có tường ngăn hoặc vật cản.

Bộ phát Wifi thực tế
Bộ phát WiFi di động hoạt động như một cầu nối giữa mạng di động và các thiết bị xung quanh.

III. 3 loại bộ phát WiFi di động phổ biến

Bộ phát WiFi di động gồm nhiều phân loại, theo nhiều tiêu chí:

1. Theo công nghệ mạng (3G/4G/5G)

  • Bộ phát WiFi 3G: là cục phát thế hệ cũ, tốc độ từ 7-14Mbps, ít được sử dụng do tốc độ chậm, phù hợp với nhu cầu cơ bản như duyệt web, check email.
  • Bộ phát WiFi 4G: là loại phổ biến hiện nay, tốc độ 30-50Mbps, đáp ứng đa dạng nhu cầu
  • Bộ phát WiFi 5G: công nghệ mới nhất, tốc độ 100-200Mbps, phù hợp nhu cầu cao

2. Theo kiểu dáng (Router/USB/Pocket)

  • Router di động: có kích thước lớn, pin từ 4000-6000mAh, nhiều kết nối
  • USB WiFi: nhỏ gọn, không có pin riêng, cắm trực tiếp vào thiết bị
  • Pocket WiFi: Vừa phải, pin 2000-4000mAh, kết nối 5-10 thiết bị

3. Theo số lượng SIM

  • Bộ Phát WiFi đơn SIM: là loại phổ biến nhất, sử dụng một SIM của một nhà mạng duy nhất. Ưu điểm là đơn giản, dễ quản lý và giá thành hợp lý.
  • Bộ Phát WiFi đa SIM (Dual SIM hoặc nhiều hơn) cho phép sử dụng 2-4 SIM cùng lúc, linh hoạt chuyển đổi nhà mạng nhưng giá cao hơn.

IV. Ưu nhược điểm của bộ phát WiFi di động

Ưu điểm:

  • Nhỏ gọn, linh hoạt dễ mang theo
  • Có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi có sóng di động
  • Cài đặt đơn giản, nhanh chóng
  • Cho phép kết nối nhiều thiết bị cùng lúc (laptop, điện thoại, máy tính bảng)
  • Hoạt động độc lập với pin sạc
  • Dễ dàng thay đổi nhà mạng
  • Mạng riêng tư, có mật khẩu
  • Kiểm soát được người dùng

Nhược điểm:

  • Pin có thời lượng chỉ từ 6-12 giờ nên cần sạc pin thường xuyên
  • Đường truyền và tốc độ phụ thuộc vào vùng phủ sóng.
  • Chất lượng đường truyền giảm nếu ở trong nhà
  • Phải mất chi phí thuê, mua thiết bị ban đầu
  • tốc độ đường truyền thấp, độ ổn định kém hơn WiFi cố định

Sau đây là bảng so sánh giữa bộ phát WiFi di động và cục phát WiFi cố định (còn gọi là Router WiFi):

Tiêu chíBộ phát WiFi di độngBộ phát WiFi cố định
Định nghĩaLà thiết bị sử dụng sóng di động 3G/4G/5G để phát WiFi cho các thiết bị khác xung quanh.Là thiết bị mạng để chuyển các gói dữ liệu đến các thiết bị đầu cuối
Tính linh hoạt, di độngCaoKhông
Cài đặtNhanhPhức tạp
Thời gian hoạt động8-10 giờ/lần sạc24/24 chỉ cần có nguồn điện
Số thiết bị kết nối~ 10 thiết bị20+ thiết bị
Chi phí dataCao hơnThấp hơn
Tốc độPhụ thuộc vào sóng di độngỔn định
Phù hợp vớiNgười hay di chuyển Cần phương án dự phòngVăn phòng. nhà ở
SạcSử dụng pin sạc hoặc từ máy tính, pin dữ trữ để hoạt độngkhông cần vì cắm điện trực tiếp

V. Giá cục phát WiFi không dây bao nhiêu?

Giá cục phát WiFi không dây dao động tùy vào thương hiệu và gói cước. Có hai loại chi phí khi sử dụng bộ phát WiFi di động: chi phí thuê / mua và chi phí sử dụng hàng tháng theo gói cước.

Cụ thể, chi phí thuê bộ phát WiFi phân khúc trung bình như sau:

  • Giá từ 795.000 VND – 2.000.000 VND
  • Thương hiệu: Tenda, TP-Link, Huawei mid-range, Xiaomi
  • Hỗ trợ 4G LTE tốc độ cao
  • Pin 3000-4000mAh
  • Kết nối 8-10 thiết bị
  • Tích hợp tính năng bảo mật tốt hơn
  • Thời lượng pin 6-8 giờ

Chi phí sử dụng trong tháng:

  • Gói data cơ bản: 100.000đ – 200.000đ/tháng
  • Gói data cao cấp: 200.000đ – 500.000đ/tháng
  • Phí thuê bao: tùy nhà mạng

VI. Mua bộ phát WiFi di động ở đâu?

Đối với dân du lịch, bạn có thể mua hoặc thuê cục phát WiFi không dây dùng SIM tại Việt Nam hoặc tại sân bay nước đến.

1. Tại Việt Nam

  • Bạn có thể sử dụng các dịch vụ cho thuê của KKday, Klook và Viator hoặc các đại lý lớn. Bạn cần đặt trước qua app. Giá rẻ hơn, đặt trước nên chủ động và an tâm.
  • Mua tại các cửa hàng FPT shop, Thế giới di động,… hoặc các cửa hàng Viettel, MobiFone,… hoặc mua online và đợi vận chuyển về nhà.

2. Tại nước đến

Tại các sân bay quốc tế, bạn có thể thuê cục phát WiFi tại các quầy SIM. Thủ tục nhanh gọn, nhiều gói cước nhưng giá thường cao hơn tại Việt Nam.

Kiot cho thuê cục phát Wifi tại sân bay Thái Lan
Kiot cho thuê cục phát Wifi tại sân bay Thái Lan

VII. Lưu ý khi chọn bộ phát WiFi di động

Trước khi mua Pocket WiFi, hãy cân nhắc các yếu tố sau:

  • Nhu cầu sử dụng: như đã đề cập, nếu bạn hay di chuyển hoặc nghề nghiệp có đặc thù không ở cố định nơi nào thì nên mua bộ phát WiFi có thời lượng pin cao để dùng.
  • Dung lượng và tuổi thọ pin: Cục phát WiFi có pin nên bạn cần cân nhắc dung lượng và tuổi thọ của pin khi chọn sản phẩm. Với bộ phát có dung lượng pin 1500mAh, thiết bị có thể hoạt động trong 6 giờ liên tục. Đối với dung lượng pin 5200 mAh, có thể sử dụng thiết bị trong 26 giờ liên tục.
  • Tốc độ internet: nên chọn cục phát 4G vì giá rẻ và tốc độ truy cập Internet nhanh hơn nhiều so với cục phát 3G.
  • Số lượng thiết bị có thể kết nối: tùy tfg theo nhu cầu chia sẻ Internet mà bạn chọn loại phù hợp
  • Các chức năng khác: Trên thị trường có những mẫu MiFi kiêm luôn sạch dự phòng, giúp bạn tránh phải mang theo nhiều vật dụng. Bạn có thể cân nhắc yếu tố này khi mua cục phát WiFi di động.
  • Thương hiệu: hãy chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín như TP-Link, Tenda và mua tại các cửa hàng uy tín để có chính sách bảo hành rõ ràng.

VIII. Câu hỏi thường gặp

Cách sử dụng bộ phát WiFi di động như thế nào?

Quy trình sử dụng bộ phát WiFi khá đơn giản:
– Lắp SIM 4G/5G vào khe cắm đúng chiều
– Nhấn giữ nút nguồn 2-3 giây đến khi đèn báo sáng
– Tìm tên WiFi trên thiết bị của bạn
– Nhập mật khẩu (thường in sẵn trên thiết bị)
– Chờ kết nối và bắt đầu sử dụng

Bộ phát WiFi có hoạt động được ở vùng sâu vùng xa không?

Bạn có thể sử dụng bộ phát WiFi ỏ khu vực vùng sâu vùng xa, nhưng chất lượng phụ thuộc vào:
– Vùng phủ sóng của nhà mạng tại khu vực
– Chất lượng hạ tầng viễn thông địa phương
– Địa hình và vật cản xung quanh
Để cải thiện tín hiệu, nên đặt thiết bị ở vị trí cao và thoáng.

Có thể thay đổi mật khẩu WiFi không?

Có. Bạn có hai cách:
– Qua trang web quản trị (nhập địa chỉ IP của thiết bị)
– Qua ứng dụng quản lý trên điện thoại
Ngoài mật khẩu, bạn cũng có thể đổi tên mạng và các cài đặt bảo mật khác.

Điều gì xảy ra khi SIM 4G hết dung lượng tốc độ cao?

Khi hết dung lượng tốc độ cao thì tốc độ mạng sẽ giảm xuống mức cơ bản (thường là 2G). Bạn vẫn có thể truy cập internet nhưng rất chậm. Do đó, bạn cần mua thêm dung lượng hoặc đợi chu kỳ mới. Để tránh tình trạng này, nên theo dõi lưu lượng qua ứng dụng quản lý.

Một thiết bị phát WiFi di động có thể kết nối được bao nhiêu người dùng?

Tùy model, thông thường là 5-10 thiết bị với phiên bản cơ bản và 10-32 thiết bị đối với bản cao cấp.

Pin của bộ phát WiFi di động có thể dùng được bao lâu?

Pin của bộ phát WiFi di động trung bình có thể sử dụng trong 6-12 giờ cho một lần sạc đầy. Trong thực tế, thời lượng pin phụ thuộc vào dung lượng pin (thường 2000-6000mAh), số lượng thiết bị kết nối, và cường độ sử dụng.

Có thể sử dụng bộ phát WiFi di động ở nước ngoài không?

Bạn có thể dùng bộ phát WiFi di động ở nước ngoài nhưng cần kiểm tra xem thiết bị có hỗ trợ bằng tần quốc tế không. Ngoài ra, khi mua SIM du lịch hãy đọc kỹ mô tả hoặc hỏi người bán xem SIM du lịch đó có thể dùng cho thiết bị phát WiFi không. Bên cạnh đó cần lưu ý cước phí roaming quốc tế.